Trung Quốc đã đưa một giàn khoan do nước này tự đóng đến khai thác ở biển Hoa Đông.
Trung Quốc đưa giàn khoan khai thác ở biển Hoa Đông |
Động thái này giới chuyên gia cho rằng có thể gây thêm căng thẳng với Nhật Bản khi mà cả hai nước này đang có tranh chấp chủ quyền trên biển.
Công ty đóng tàu Cosco của Trung Quốc là đơn vị chịu trách nhiệm đóng giàn khoan “Khải Hoàn 1” trên không cho biết cụ thể giàn khoan này sẽ khai thác ở đâu trên biển Hoa Đông và cũng không cho biết biết địa điểm hạ đặt giàn khoan này có gần với các vùng biển tranh chấp với Nhật Bản hay không.
Tuy nhiên, Cosco hôm 2/9 tuyên bố giàn khoan “Khải Hoàn 1” đã có những bước khoan thăm dò đầu tiên ở độ sâu 5.200m bất chấp thách thức của bão tố trên biển Hoa Đông.
Báo South China Morning Post của Hồng Kong nhận định Trung Quốc đang lún sâu vào tranh chấp chủ quyền với Nhật Bản về quần đảo Senkaku/Điếu Ngư cũng như đang có những tranh cãi gay gắt về quyền khai thác khí thiên nhiên ở mỏ Xuân Hiếu ở biển Hoa Đông.
Với động thái đưa giàn khoan xuống vùng biển Hoa Đông lần này, Bắc Kinh có thể sẽ khiến Tokyo phản ứng nếu khu vực hạ đặt giàn khoan nằm gần mỏ khí Xuân Hiếu hoặc gần khu vực tranh chấp khác.
Tờ báo cho hay, nguy cơ đối đầu quân sự rất cao khi cả hai nước đều triển khai tàu và máy bay đến khu vực trong thời gian gần đây.
Cosco cho biết đã chuyển giao “Khải Hoàn 1” cho công ty dịch vụ giàn khoan Trung Quốc từ ngày 17/7. Đây là công ty có mối quan hệ tương tác với Công ty dầu khí ngoài khơi quốc gia Trung Quốc, chuyên đi khai thác dầu ở các vùng biển mà Trung Quốc tự cho là chủ quyền của mình.
Trung Quốc và Nhật Bản đang có tranh cãi về các vùng đặc quyền kinh tế trên biển.
Bắc Kinh cho rằng nước này đã phát hiện mỏ khí thiên nhiên Xuân Hiếu dưới biển, trong vùng đặc quyền kinh tế của họ từ năm 1995.
Song, Nhật Bản cũng khẳng định rằng họ cũng có quyền khai thác các mỏ khí này vì chúng nằm kéo dài đến vùng biển thuộc Nhật Bản.
Từ năm 2008, cả hai quốc gia đã có thỏa thuận cùng phát triển mỏ khí Xuân Hiếu nhưng không có bất cứ tiến triển gì kế từ thỏa thuận này.
Clip đang được xem nhiều nhất: CLIP: Khoảng khắc xe 'hổ vồ' đè bẹp xe con làm 3 người chết, 1 người bị thương
- 4 bí ẩn về ngày Giáng sinh ít ai biết: Hé lộ thân thế ông già Noel, sự thật về đàn tuần lộc khiến ai cũng rợn người
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Sinh vật bí ẩn ám ảnh cả nước Mỹ suốt nửa thế kỷ, ngoại hình kinh dị nhìn qua cũng thấy rùng mình
- Thành phố lạnh nhất thế giới, với nhiệt độ xuống tới âm 65 độ C. Người dân sống ở đó như thế nào?
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%