Triều Tiên một lần nữa yêu cầu Hàn Quốc ngăn chặn các nhà hoạt động đến biên giới thả truyền đơn chống Bình Nhưỡng.
Các nhà hoạt động Hàn Quốc gửi truyền đơn chống Bình Nhưỡng |
Các bài viết trên nhật báo Rodong Sinmun của Đảng Lao động Triều Tiên cho rằng chính phủ Seoul đứng đằng sau các chiến dịch phát tán truyền đơn chống nước này. Ủy ban Thống nhất hòa bình đất nước Triều Tiên (CPRF) cũng đồng quan điểm trên khi phát biểu trên KCNA. Triều Tiên nói việc thả truyền đơn là một trong những hành động thù địch, ảnh hưởng đến nước họ. Vì thế, họ yêu cầu chính phủ Seoul phải có hành động thiết thực để ngăn chặn.
“Phát tán truyền đơn là hành động gây chiến và nếu tiếp tục sẽ có cuộc chiến để đè bẹp hành động khiêu khích này” – Triều Tiên cảnh báo. Trong khi đó, chính quyền Seoul kêu gọi các nhà hoạt động kiềm chế hoạt động rải truyền đơn nhưng các quan chức cho rằng không có cơ sở pháp lý để ngăn cấm hoạt động này.
Mối quan hệ giữa Triều Tiên và Hàn Quốc xấu đi trong thời gian gần đây sau khi Triều Tiên từ chối cuộc gặp cấp cao liên Triều và lên tiếng phản đối chiến dịch thả truyền đơn.
Thông điệp thường được các nhà hoạt động Hàn Quốc gửi đi là câu hỏi tại sao gia đình lãnh đạo Kim Jong-un sống trong giàu sang, để người dân chịu khổ, đồng thời chất vấn về nguồn lực khan hiếm nhưng vẫn phân bổ cho chương trình vũ khí. Thông điệp này được bỏ trong bóng bay kèm theo những đồng USD và thả bay sang Triều Tiên.
Trước đó, hàng trăm người dân TP Paju - Hàn Quốc, bao gồm nhiều lão nông và tài xế máy kéo, đã chặn đường nhóm hoạt động chuẩn bị thả truyền đơn chống Bình Nhưỡng. Một số người cắm trại, ném trứng vào các nhà hoạt động, yêu cầu “những kẻ phá rối” quay trở về để khỏi làm ảnh hưởng đến cuộc sống yên bình của họ.
Hai miền Triều Tiên vẫn ở trong tình trạng chiến tranh do thỏa thuận ngừng bắn ký kết sau cuộc xung đột 1950-1953 không phải là hiệp ước hòa bình. Hơn 1,8 triệu binh sĩ hai bên được triển khai trên bán đảo, làm cho khu vực trở thành một trong những điểm nóng nhất về quân sự trên toàn thế giới.
Clip đang được xem nhiều nhất: Thêm clip bạo hành trẻ em gây phẫn nộ: Cha đẻ đánh đập dã man, tung chân đạp con gái nhỏ bay xa 2 mét!
- 4 bí ẩn về ngày Giáng sinh ít ai biết: Hé lộ thân thế ông già Noel, sự thật về đàn tuần lộc khiến ai cũng rợn người
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Sinh vật bí ẩn ám ảnh cả nước Mỹ suốt nửa thế kỷ, ngoại hình kinh dị nhìn qua cũng thấy rùng mình
- Thành phố lạnh nhất thế giới, với nhiệt độ xuống tới âm 65 độ C. Người dân sống ở đó như thế nào?
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%