Nỗi đau mồ côi không chỉ đến một lần, mà thêm lần nữa, những sinh linh bé nhỏ phải rời xa nơi đã từng là tổ ấm, những người đã từng là mẹ cha trong con mắt trẻ thơ.
Trẻ mồ côi chùa Bồ Đề: Một nỗi đau hai lần bị 'giằng xé' |
Gần hai tháng đã trôi qua, kể từ khi những manh mối đầu tiên về vụ mua bán trẻ em ở chùa Bồ Đề được hé lộ. Giống như các bạn, tôi cũng hồi hộp dõi theo từng thông tin được báo chí đưa ra, đôi lúc thầm cầu mong cái nghi án “tày trời” kia chỉ là sự hiểu lầm, để số phận của mỗi đứa trẻ vốn đã thiệt thòi không thêm phần nghiệt ngã.
Bé Nga Anh khóc đòi về chùa Bồ Đề.
Thế nhưng chuyện mua bán trẻ em ở đây là có thật. Phải đến khi sự thật được phơi bày, những người lớn mới “giật mình” lo tìm cho các bé còn lại một nơi ở hợp pháp.
Ngày 22/8, Sở Lao động Thương binh và Xã hội Hà Nội đã phối hợp với cơ quan chức năng quận Long Biên đưa 17 trẻ em ở chùa Bồ Đề về Trung tâm nuôi dưỡng người già và trẻ tàn tật, huyện Ba Vì. Chỗ ở mới là căn phòng rộng khoảng 60m2, với đầy đủ quạt treo tường, bàn ăn và vật dụng sinh hoạt. Trước cửa ngôi nhà, có khoảng sân rộng cho trẻ nhỏ vui chơi.
Ai cũng tin rằng, bọn trẻ sẽ được an toàn, được ăn, được học, được chăm sóc bởi bàn tay những cán bộ có đầy đủ tình thương yêu. Vẫn biết, đó là việc đúng đắn cần làm, nhưng người ta không khỏi ám ảnh bởi những ánh mắt hoang mang, những gương mặt đầm đìa nước mắt của các em nhỏ.
Các giáo viên ở Trung tâm chia sẻ, ngày đầu tiên chuyển đến, nhiều cháu thấy lạ nên đã khóc đòi trở lại chùa Bồ Đề! Vì sao? Vì nơi đó chính là tổ ấm của chúng kể từ khi mới chào đời. Sư Đàm Lan hay những bảo mẫu ở đó chính là cha, là mẹ. Con trẻ nào chả khóc, chả đòi về khi phải rời mẹ, rời cha.
Tôi nhớ láng máng trong một bài viết nào đó, tác giả đã kết luận: Dù gì, chùa Bồ Đề cũng đã đem lại cho bọn trẻ một cơ hội được sống ở trên đời. Và dù chưa nhận thức được rõ ràng, nhưng tôi tin rằng với bọn trẻ thì chính nơi đây là quê hương và những người thân “ruột thịt”.
Chuyển đến nơi ở mới, với những “cha”, “mẹ” mới, vậy là lần thứ hai, những đứa trẻ tội nghiệp phải chịu cảnh “mồ côi”. Nỗi đau khủng khiếp nhất trong cuộc đời mỗi con người mà những em nhỏ non nớt phải hai lần gánh chịu. Những tiếng khóc khi thì dai dẳng xé lòng, khi thì thút thít thầm lặng khiến người lớn cũng không khỏi xót xa. Vì sao cùng là kiếp người mà các con phải chịu nhiều nỗi đau đến vậy.
Mẹ ra đi, con chưa đủ tháng ngày
Trẻ sơ sinh, sao mẹ nỡ phủi tay ?
Con lớn lên bằng tháng ngày quạnh quẽ
Có lẽ chỉ trong vài ngày tới, khi được sống bình yên trong vòng tay thương yêu, bọn trẻ sẽ dần quen và vui tươi trở lại. Mong sao những “vết thương” đầu đời sẽ mau lành lại để các bé được sống một cuộc sống hồn nhiên.
Và tôi mong, những người lớn chúng ta dù có bận rộn thế nào, cũng đừng vô tâm nữa, để không còn những đứa trẻ đã mồ côi từ khi mới chào đời, lại thêm một lần phải chịu cảnh lạ lẫm, bơ vơ.
Clip đang được xem nhiều nhất: Khởi tố 3 đối tượng phát tán clip với nội dung 'thác loạn' trong quán bar Sunny
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%