Tránh 5 lỗi sau khi đi xin việc
Thứ ba, 03/05/2016 16:03

Sơ yếu lý lịch của bạn hoàn hảo, hồ sơ xin việc đầy ắp kiến thức và kỹ năng, bạn nói chuyện tự tin, lưu loát trong cuộc phỏng vấn.

Sơ yếu lý lịch của bạn hoàn hảo, hồ sơ xin việc đầy ắp kiến thức và kỹ năng, bạn nói chuyện tự tin, lưu loát trong cuộc phỏng vấn, nhưng cuối cùng, bạn vẫn bị loại, vì những lỗi không ai ngờ tới sau đây.

Trước khi ứng tuyển một vị trí nào đó, bạn dồn hết tâm huyết vào lá đơn xin việc và làm hồ sơ xin việc rất chuyên nghiệp. Trước hôm phỏng vấn, bạn tự nói trước gương và tự tin vào khả năng thuyết phục của mình. Công việc mới chắc chắn nằm trong tầm tay bạn. Thế nhưng vào phút chót, bạn bị loại. Bất ngờ thật nhưng càng bất ngờ hơn khi biết những nguyên nhân khiến bạn bị loại sau đây.

Bạn cho thấy mình hứng thú hơn với một vị trí khác

Đây là một bẫy của nhà tuyển dụng, khi hỏi bạn nếu được lựa chọn vị trí khác, bạn sẽ chọn vị trí nào. Đa phần chúng ta đều nói thật rằng mình mong muốn một công việc như thế này, như thế kia…Ít ai bày tỏ rằng mình chỉ hợp và hứng thú nhất với công việc đang ứng tuyển vào. Nhà tuyển dụng sẽ đánh giá thấp bạn và nghĩ rằng bạn sẽ không cống hiến hết mình khi ở vị trí đó, bạn chỉ đang tìm một công việc tạm thời mà thôi.

Ghi phần thông tin tham khảo của sếp cũ bạn

Thông thường để muốn mình chuyên nghiệp hơn, bạn ghi cả thông tin liên lạc của sếp cũ nơi bạn làm việc. Điều này khá nguy hiểm vì có thể công ty sẽ kiểm tra. Bất cứ thông tin liên quan đến việc bạn bị sa thải ra sao, lý do bạn rời công việc đó, những nhận xét của sếp cũ về bạn đều có thể gây bất lợi cho bạn. Và nhà tuyển dụng sẽ loại bạn ngay dù bạn có xuất sắc đến mấy.

Nói dối về mức lương trước đây của bạn

Đừng nghĩ bạn nói dối về mức lương trước đây, nhà tuyển dụng sẽ không phát hiện ra và bằng lòng cho bạn một mức lương khá hơn. Họ là nhà tuyển dụng, họ có nhiều kinh nghiệm và hiểu biết về thị trường nhân lực, mặt bằng lương và chế độ ưu đãi nhân viên nói chung. Vì thế hãy cứ thật lòng, công ty hoàn toàn chi trả mức lương cao nếu bạn có năng lực và kỹ năng.

Làm lộn xộn cuộc đàm phán lương

Trước khi nhận việc chính thức, bạn và nhà tuyển dụng sẽ cùng nói chuyện về mức lương sẽ chi trả. Đây là điểm mấu chốt nhưng hầu hết ứng viên đều không chuẩn bị đầy đủ. Hãy chuẩn bị tinh thần trước, sẽ đàm phán thế nào, hướng đàm phán ra sao, những câu hỏi nhà tuyển dụng có thể hỏi, cách trả lời của bạn…Bạn chuyên nghiệp trong việc này, nhà tuyển dụng cũng sẽ đánh giá cao bạn.

Hỏi về các chế độ ưu đãi khác quá muộn

Hành động này khiến nhà tuyển dụng đánh giá thấp bạn và nghĩ bạn không hứng thú lắm với công việc. Vì thế khắc phục lỗi này để phỏng vấn đâu, trúng tuyển đấy nhé.

Emdep.vn

Clip đang được xem nhiều nhất: Nhóm thanh niên ngăn cô gái nhảy cầu

Tag: Xin việc , 5 lỗi sau khi đi xin việc , tránh lỗi khi đi xin việc