Để giải quyết tình trạng thiếu công trình hạ tầng xã hội trong các khu đô thị mới, khu nhà ở, khu tái định cư, TP Hà Nội sẽ có thể thu hồi một số khu đất.
|
Những khu đất bị thu hồi là những dự án đã giao chủ đầu tư thời hạn quá 12 tháng nhưng chưa hoàn thành các thủ tục pháp lý mà không phải do nguyên nhân khách quan, khu đất chưa được đầu tư xây dựng thuộc địa bàn đặc biệt thiếu hệ thống hạ tầng xã hội, trường học; các khu đất đã có quyết định cấp đất mà chủ đầu tư vi phạm quy định trong sử dụng đất (sai mục đích, tiến độ thực hiện, chuyển nhượng không hợp pháp).
Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)
Các quận, huyện thị xã của Thành phố Hà Nội sẽ theo chức năng quản lý nhà nước trên địa bàn và căn cứ nhu cầu phát triển quy hoạch kinh tế xã hôi chủ động rà soát các khu đô thị mới trên địa bàn để đề xuất thu hồi theo các tiêu chí nói trên.
Để giải quyết ngay tình trạng thiếu công trình hạ tầng xã hội trong các khu đô thị mới, khu nhà ở, khu tái định cư, thành phố Hà Nội cũng giao Sở Quy hoạch kiến trúc khi thẩm định điều chỉnh quy hoạch cục bộ các khu đất thuộc khu đô thị mới, khu tái định cư, nếu có bổ sung chức năng nhà ở phải đảm bảo phù hợp với năng lực, phục vụ của hệ thống hạ tầng xã hội; đối với các khu đất đã được xác định chức năng xây dựng hạ tầng xã hội, đặc biệt là giáo dục không được chuyển đổi quy hoạch chức năng nhà ở.
Cùng với đó, Thành phố Hà Nội sẽ yêu cầu các Sở, ngành và các quận huyện phối hợp chặt chẽ trong quá trình xem xét, thẩm định từ giai đoạn chấp thuận địa điểm nghiên cứu lập và thực hiện dự án, lập quy hoạch kiến trúc, chấp thuận dự án đầy tư, triển khai đầu tư xây dựng, bàn giao đưa vào sử dụng các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, công trình nhà ở.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)
Thành phố Hà Nội yêu cầu, trong các khu đô thị mới, khu tái định cư phải xác định chủ trương đầu tư các công trình hạ tầng xã hội bằng nguồn vốn ngân sách ngay trong giai đoạn chấp thuận dự án đầu tư và phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế xã hội của khu vực có Dự án đầu tư;
Căn cứ Luật xây dựng; Luật đất đai, Luật nhà ở, Luật đầu tư, Luật kinh doanh bất động sản và nghị định số 02/2006/NĐ-CP của Chính phủ, UBND Thành phố giao trách nhiệm đầu mối quản lý quá trình triển khai đầu tư xây dựng dự án khu đô thị mới, khu tái định cư, Khu nhà ở cho xây dựng, trình thẩm định phê duyệt điều lệ quản lý khu đô thị, tiến độ hoàn thành trong năm 2012. Đối với các khu đô thị chưa triển khai thực hiện phải tiến hành lập và trình phê duyệt điều lệ quản lý khu đô thị trước khi tiến hành đầu tư xây dựng.
Riêng đối với 10 khu đô thị đã được tiến hành kiểm tra như Khu đô thị Nam Trung Yên, Yên Hòa, khu đô thị Mỹ Đình, khu đô thị mới Mỹ Đình 2, khu đô thị mới Mỹ Đình – Mễ Trì, Khu đô thị mới Dương Nội, Khu đô thị mới Văn Quán – Yên Phúc, khu đô thị mới Văn Phú, Khu đô thị mới Đại Kim – Định Công, Khu đô thi mới Thạch Bàn…,Thành phố yêu cầu phải giải quyết việc đấu nối hạ tầng kỹ thuật của các trường học đã xây dựng hoàn thành để sớm đủ điều kiện đưa vào sử dụng khẩn trương thực hiện các công trình giáo dục, trụ sở để sớm đưa vào sử dụng đáp ứng nhu cầu của nhân dân, đôn đốc chủ đầu tư dự án công viên cây xanh, các hạng mục công trình phục vụ nhu cầu vui chơi thể thao giải trí của cư dân đô thị
Hiện nay trên địa bàn Thành phố Hà Nội có tổng cộng khoảng 152 khu đô thị mới (có quy mô trên 20ha), với diện tích khoảng 44.406ha, dân số khoảng 2 triệu người, trong đó có 10 khu đô thị mới (khoảng 466 ha) đã cơ bản hoàn thành, đã đưa vào sử dụng như Khu đô thị Trung Hòa – Nhân Chính (Chủ đầu tư: Tổng công ty Vinaconex), Khu đô thị Mỹ Đình – Mễ Trì (Chủ đầu tư: Tập đoàn Sông Đà); Khu đô thị Mỹ Đình II (Chủ đầu tư: Công ty TNHH MTV đầu tư phát triển nhà và đô thị - Bộ Quốc phòng); 50 Khu đô thị mới (khoảng 28.897ha) đang triển khai xây dựng hạ tầng kỹ thuật và các công trình trên đấy; 92 khu đô thị mới (khoảng 15.325ha) đã được phê duyệt quy hoạch, đang GPMB, chuẩn bị công tác đầu tư hoặc mới bắt đầu thi công HTKT, chưa xây dựng công trình.
Trong những năm qua, Thành phố đã quan tâm chỉ đạo các Chủ đầu tư ngay từ phê duyệt quy hoạch, nghiên cứu lập, triển khai dự án các khu đô thị; bố trí sắp xếp các công trình hạ tầng xã hội nói chung và hệ thống giáo dục (mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông) nói riêng.
Theo quy hoạch mạng lưới trường học Thủ đô HN đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 đã được UBND Thành phố phê duyệt tại quyết định số 05/QĐ-UB ngày 9/1/2003 quy định mỗi xã, phường, thị trấn có ít nhất một trường mầm non, tiểu học, THCS công lập đạt chuẩn quốc gia.
Tuy nhiên do việc hình thành, phát triển các khu đô thị là một thời gian dài; do trong những năm gần đây, các văn bản pháp luật của Nhà nước liên quan mới cơ bản hoàn thiện các quy định điều chỉnh hoạt động đầu tư, xây dựng khu đô thị, trong đó có hệ thống công trình hạ tầng xã hội; mặt khác do sự thiếu quan tâm sâu sát trong quản lý điều hành của một số cấp ngành, chính quyền địa phương; sự chưa tuân thủ nghiêm túc chỉ đạo, chính sách pháp luật của một số chủ đầu tư, đã dẫn đến tình trạng thiếu đồng bộ, chậm triển khai các công trình hạ tầng xã hội, đặc biệt là hệ thống giáo dục trong các khu đô thị, khu nhà ở của Thành phố, gây bức xúc trong nhân dân.
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%