Tội phạm và cảnh báo (P.109): Giả danh công an lừa đảo cả tình lẫn tiền
Thứ năm, 10/10/2013 09:36

Với chiêu giả danh cán bộ công an, một số đối tượng đã dùng cái "uy" trong ngành để lừa đảo chạy việc, chạy trường, chạy án... rồi chiếm đoạt tài sản.

Các đối tượng đã giả danh công an lừa đảo hàng tỷ đồng (Ảnh minh họa)

Các đối tượng đã giả danh công an lừa đảo hàng tỷ đồng (Ảnh minh họa)

Kiều nữ giả danh công an lừa đảo 4 tỷ đồng

Với khuôn mặt xinh xắn, khả ái cộng với tài ăn nói thiên bẩm,  Nguyễn Thị Phin, sinh 1982, đã dùng chính trụ sở CA TP. Hải Phòng để lừa đảo.

Cô gái đã lừa đảo nhiều người bằng cách. Mỗi khi về quê, Phin đóng bộ trang phục công an, thấy vậy, nhiều người đã đến cậy nhờ. Phin luôn sẵn lòng giúp đỡ, từ chuyện đi học cho đến tuyển dụng vào công an nhân dân. Không ai bảo ai, mọi người đều tin tưởng, sẵn sàng trao cho Phin hàng trăm triệu đồng theo yêu cầu, để Phin “lo” giúp.

Phin đã giả danh là cán bộ công an, nhận tiền chạy học, chạy việc của 18 người với số tiền lên tới 4 tỷ đồng.

Nữ công an "dỏm" bị bắt tại cơ quan điều tra

Phin tự mình làm hồ sơ, giấy tờ và về địa phương xác minh rồi đưa các “con mồi” vào bệnh viện CA và chỉ làm “xét nghiệm máu” (dịch vụ) để theo đúng tuyến và bị hại đều tin tưởng.

Chỉ đến khi Phin bị cơ quan CA TP. Hải Phòng khởi tố, bắt giam thì bị hại mới biết bị nữ quái tinh ranh này lừa đảo.

Cán bộ công an “dỏm” lừa đảo liên tỉnh

Đối tượng sử dụng danh nghĩa của công an để lừa đảo nhiều phụ nữ là  Trần Quốc Thái (21 tuổi), ngụ tại thị trấn Hóc Môn, (H.Hóc Môn, TP.HCM). Theo đó, cơ quan công an nhận được đơn tố cáo một người xưng tên Phạm Trịnh Hoài Ân là "công an", đang công tác ở Cục Cảnh sát Kinh tế Bộ Công an (phía Nam), sử dụng email phaman229@yahoo.com.vn và facebook “Pham An” để làm quen với nhiều phụ nữ, sau đó lừa đảo họ để lấy chiếm đoạt tiền, xe máy, điện thoại di động.

Qua theo dõi, cán bộ công an phát hiện người có tên Ân tên thật là Trần Quốc Thái, thường sử dụng email và trang facebook có tên nêu trên, .

Đối tượng rất ma mãnh, và chỉ trong thời gian rất ngắn, y đã lừa 3 người phụ nữ ở TP.HCM và Long An để lấy 3 xe gắn máy, 130 triệu đồng và 3 điện thoại di động.

Ngay sau đó đối tượng bị lực lượng công an bắt giữ và khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội.

Giả danh công an chiếm đoạt 10 xe đạp điện

Từ tháng 8/2013 đến nay, Nguyễn Anh Tú (SN 1982, trú quán tại số 4/217 Lê Lợi, quận Ngô Quyền, Hải Phòng, đăng ký tạm trú tại Lô 90C, thôn Vĩnh Khê, xã An Đồng, huyện An Dương); Bùi Văn Phương (SN 1984, trú quán tại Khu 1 thôn An Lạc, thị trấn Thanh Miện, tỉnh Hải Dương) và  Vũ Văn Hải (SN 1986, trú quán tại Lê Hồng, Thanh Miện, Hải Dương) vì đã có hành vi giả danh Công an, gây ra 10 vụ lừa đảo và chiếm đoạt 10 xe đạp điện của học sinh trị giá khoảng 100 triệu đồng.

Một số tang vật giả danh được thu giữ

Các đối tượng đã sử dụng những bộ quân phục, tất, giày dép, điện thoại giả làm bộ đàm của công an để xử phạt những trường hợp vi phạm giao thông. Tuy nhiên, các đối tượng chỉ nhắm tới học sinh sinh viên đi xe đạp điện để “bắt lỗi” sau đó lập biên bản tịch thu xe để bán lấy tiền tiêu.

Hiện lực lượng CA Hải Dương đang tích cực điều tra mở rộng vụ án.

Quý bà giả danh công an chuyên lừa đảo chạy án

Mới đây cơ quan CSĐT công an TP Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi đã tống đạt các quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và thi hành lệnh bắt tạm giam đối với đối tượng Vi Thị Năng (SN 1968, trú thị trấn Sơn Tịnh, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi) về hành vi “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Ít ai biết người đàn bà nhìn vẻ ngoài có vẻ quê mùa đó lại nhiều lần giả danh cán bộ công an để lừa đảo những gia đình có người thân đang dính vòng lao lý bằng chiêu chạy án.

"Quý bà" Năng bị bắt giam

Năng đã nhiều lần giả danh là cán bộ công an và tìm đến những gia đình có người dính vòng tù tội để lừa đảo tiền chạy án.

Sau khi Năng đang thực hiện phi vụ lừa đảo một gia đình có người bị bắt giam thì bị công an bắt giữ. Mọi mánh khóe của “quý bà” đã lộ diện và đây không phải là lần đầu tiên Năng bị bắt giam. Trước đó, Vi Thị Năng đã bị bắt giam 4 năm về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và khi ra tù thì nữ quái này tỏ ra bản lĩnh và tinh vi hơn. Tuy nhiên, mọi mánh khóe của nữ quái vẫn không qua mắt được cơ quan điều tra.

Thủ đoạn chung của hung thủ: Các đối tượng đã sử dụng quân phục của ngành công an để giả danh cán bộ công an, một số đối tượng đã trực tiếp bắt xe của người vi phạm giao thông để chiếm đoạt. Số khác lại dùng cái “uy” của người trong ngành để lấy lòng tin của mọi người, sau đó là lừa đảo những khoản tiền, chạy việc, chạy trường, chạy án…

Tội phạm và cảnh báo: Chuyên đề về những câu chuyện, vụ án do nhẹ dạ tin lời kẻ xấu và phải trả giá đắt. Là những bài học cảnh tỉnh giúp độc giả nhìn rõ bản chất mưu mô, lừa lọc của tội phạm. Đón đọc trên Xahoi.com.vn lúc 10h30 các ngày thứ 5, 7 trong tuần.

 

Thùy Lâm (TH)

Clip đang được xem nhiều nhất: Nhóm thanh niên ngăn cô gái nhảy cầu

Tag: Giả danh công an , Lừa đảo , Chạy án , Chạy việc , Chạy trường , Lừa đảo tài sản , Tội phạm