“Phiên tòa xét xử vừa xong/ Các con buồn tủi biết mình mồ côi/ Xe tang một bước nữa thôi/ Con ơi mãi mãi trong đời mất cha”.
Tử tù Nguyễn Văn Công |
Chẳng ai ngờ trong con người có bản tính côn đồ, hung hãn tàn độc ấy lại mang tâm hồn thi sĩ. Hắn làm thơ thật, hý húi thâu đêm, đau đớn với từng con chữ.
Nguyễn Văn Công là một tử tù khá đặc biệt. Đặc biệt ngay trong chính con người, cách hành xử và suy nghĩ của hắn. Công gây án mạng vì một chuyện chẳng dính líu đến mình chỉ vì thấy “giữa đường thấy chuyện bất bình chẳng tha” mà bị truy nã. Gần 10 năm trốn chạy, tưởng chừng có cuộc sống mới yên ổn ngoài vòng pháp luật, lại vì thói du đãng của mình, Công tiếp tục giết người không ghê tay và bị bắt.
TỘI ÁC:
Ném lựu đạn, giết người không ghê tay
Sinh ra và lớn lên dưới chân núi Hồng của thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh, như bao người, Nguyễn Văn Công lấy vợ sinh con và chí thú làm ăn. Thế nhưng, tính cách nóng nảy, dữ tợn và hung hãn của hắn làm thay đổi cuộc đời một người đàn ông lương thiện. Bước ngoặt ấy không chỉ đẩy hắn vào chốn lao tù, còn khiến gia đình, vợ con liên lụy.
Chuyện xảy ra vào khoảng tháng 10/1994, Công làm việc tại nhà hàng 126, cạnh nhà hàng 359 của ông Trần Đức Miên, ở Hồng Lĩnh. Ngày hôm đó, Công thấy khách bước chân rẽ vào quán ông Miên xin ông chủ cho đi ăn cơm ở nơi khác mà chủ hàng không cho. Thấy thế, Công chạy sang xen vào nói lẽ thiệt hơn. Bực mình vì bị kẻ không dưng xen vào chuyện làm ăn của mình, ông Miên liền lớn tiếng chỉ trích Công. Tức mình, Công gây sự lại bằng lựu đạn và hậu quả là 3 người bị thương nặng.
Biết gây ra chuyện lớn, Công nhanh chóng bỏ trốn vào tỉnh Gia Lai, không quên báo với vợ “Tao cãi nhau với ông Miên, tức quá đã ném lựu đạn vào nhà hàng người ta không biết ai sống ai chết nhưng tao phải đi trốn đây. Khi nào có điều kiện tao về đón mẹ con mày”.
3 năm sau được một người quen cho mảnh đất trong vườn làm nhà và đón vợ con vào, tưởng rằng mọi chuyện đã êm thấm, nhưng bi kịch tiếp tục xảy đến với người đàn ông cục tính này.
Hôm đó, ngày 15/9/2003, Công ra bến xe Buôn Ma Thuột đón xe ô tô khách biển kiểm soát 19L-0849 của anh Nguyễn Xuân Trường thuê anh Bạch Thái Hùng lái. Lên xe Công ngủ gật, đến khoảng 3h sáng thì tỉnh dậy và lúc này phát hiện máy điện thoại di động để ở túi ngực và ví ở quần sau (trong ví có 120.000đ) “biến mất”. Gặng hỏi một số hành khách ngồi ghế gần và phụ xe xem có biết ai lấy của mình thì tất cả mọi người đều đáp là không.
Mượn được đèn pin của nhà xe, Công chỉ tìm thấy ví mà không còn tiền. Cơn nóng giận nổi lên, Công vứt ví qua cửa xe, sau đó mượn điện thoại của người đi cùng gọi vào số máy mình nhưng không có. Trong cơn túng quẫn, nghĩ rằng chỉ có phụ xe lấy trộm điện thoại và tiền của mình, Công yêu cầu nhà xe phải có trách nhiệm bồi thường. Tuy nhiên anh Hùng từ chối khiến Công rất tức tối và nảy sinh ý định giết chết nhà xe và lái xe cho bõ tức.
Sẵn có khẩu súng Colt-45 đã lên đạn và một con dao nhọn Thái Lan mang đi, Công lặng lẽ đi lên hàng ghế của lái xe chĩa súng vào anh Bạch Thái Hùng đang điều khiển xe và lạnh lùng xiết cò.
Gây án xong, Công nhảy xuống đường và bỏ trốn. Đến sáng hôm sau, Công đi xe ôm đến địa phận xã Thạch Liên, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) vào quán ăn bên đường.. Trong lúc hắn đang ngồi ăn ở quán thì lực lượng Công an Hà Tĩnh đã tới bắt giữ.
Biết rằng khó có thể chạy thoát, Công dùng dao đâm vào cổ để tự sát. Tuy nhiên, các chiến sĩ công an Hà Tĩnh đã kịp thời ngăn chặn ý định đó của hắn.
Phiên tòa xét xử ngày 25/2/2004 đã tuyên phạt Nguyễn Văn Công tử hình về tội “giết người”, 5 năm tù giam về tội “tàng trữ,mua bán, sử dụng trái phép vũ khí quân dụng”, 2 năm tù giam về tội “gây rối trật tự nơi công cộng”. Tổng hợp hình phạt, Nguyễn Văn Công bị tử hình.
Tội ác nào cũng phải bị trừng phạt. (Ảnh minh họa).
SÁM HỐI:
Ngồi tù và làm thơ
Những ngày đầu ngồi trong ngục tù là những ngày Công lên cơn điên dại, suốt ngày la hét, chửi bới và văng mạng với cả cán bộ quản giáo và các tử tù khác. Nhưng rồi những ngày nằm biệt giam thời gian đã khiến con người ấy thay tâm đổi tính. Hắn bớt dần tính cục cằn, thô lỗ mà trở nên trầm lặng, lặng lẽ.
Hắn giãy bày “Tôi chưa từng trộm cắp của ai, không tự ý gây thù gây oán. Tất cả là do sự đời mang đến cho mình mà mình không kiềm chế được. Người ta giết người cướp của hay làm những việc xấu xa khác còn tôi giết người vì tức không chịu nổi thì phải giết cho bõ tức. Tôi biết thế nào đời tôi cũng có ngày chết bởi những việc mình làm. Đừng nói là tôi không biết nghĩ, không hiểu phải trái trên đời. Cha mẹ sinh ra tôi nhưng "trời cho tôi" một tính nết cục cằn thô bạo. Khi nóng giận, tôi không có khả năng kiềm chế bản thân mình. Lúc đó tôi hành động theo bản năng, có chết cũng làm. Bàn tay đã một lần trót nhúng chàm thì không bao giờ rửa sạch. Tôi luôn cảm thấy bị tội lỗi truy đuổi, luôn lờ mờ nhận thấy phía trước cuộc đời mình là vực thẳm, là chết chóc. Cũng một sự việc ấy, với người bình thường khác thì sẽ không xảy ra chuyện gì, còn với tôi thì cầm chắc là nát tan, là đổ vỡ, chưa biết chừng đi tới tận đâu. Thôi, trước sau gì mình cũng chết bởi cái tính cách đốn mạt, điên khùng của mình, còn biết trách ai?”.
Những lời tâm sự đó khiến bất cứ ai cũng có cảm giác bất ngờ. Dù sao hắn đã biết ăn năn hối hận và sám hối.
Bất ngờ hơn khi hắn chia sẻ những bài thơ đầu tiên trong đời và cũng là những lời sám hối của một kẻ tử tù. Không có giấy bút, Công nói hắn làm thơ trong trí nhớ.
“Anh đi đoàn tụ lòng thanh thản/ Nhìn lại phía sau đau buốt lòng/ Vợ trẻ xinh tươi con nhỏ dại/ Cuộc đời giang dở thật đắng cay…”.
Hay những câu thơ dặn dò các con: “Phiên tòa xét xử vừa xong/ Các con buồn tủi biết mình mồ côi/ Xe tang một bước nữa thôi/ Con ơi mãi mãi trong đời mất cha/ Dòng đời chen lẫn đục trong/ Các con phải có tấm lòng vị tha/ Mộ ba nằm ở nơi xa/ Mỗi khi có dịp quê nhà ghé thăm/ Vầng trăng sáng chỉ tròn rằm/ Mẹ vui duyên mới con đừng buồn nghe/ Những lời ba dặn hôm nay/ Các con ghi nhớ mai này cách xa/ Đừng buồn con nhé lời ba/ Mong con tha thứ cho ba lỗi lầm”.
Đằng sau mỗi con người dù có độc ác đến đâu khi phải đối mặt với sự trừng phạt của pháp luật, đối mặt với sự sống và cái chết đều trở nên mong manh. Chẳng vì thế, một con người giết người độc ác thú tính như Nguyễn Văn Công cuối cuộc đời tìm đến thơ văn như một sự giải thoát và cứu rỗi tâm hồn.
- Cẩn trọng với dịch vụ đọc trộm tin nhắn trên mạng xã hội: Chiêu trò lừa đảo mới, đã có nạn nhân mất hàng trăm triệu đồng
- Những trường hợp không được hưởng thừa kế nhà đất theo quy định mới nhất, ai cũng nên nắm rõ
- 5 trường hợp vượt đèn đỏ không bị CSGT xử phạt
- Từ 2025, bằng lái xe bị trừ hết điểm thì phải làm sao để được lái xe tiếp tục?
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%