“Chồng đuổi em ra khỏi nhà rồi, Toà ơi, cứu em với...” - các bị hại trong phiên xử “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” khẩn thiết HĐXX .
Giây phút bị cáo hàn huyên con và chồng: "anh ơi, em không được về nữa rồi, anh chăm con giúp em nhé!". |
Lâu rồi, khám phòng xét xử mới chật cứng như ngày (28/9). Phía dưới, dự toà hầu hết là những bị hại của vụ án. Tất cả nom đều khắc khổ, lam lũ. Các cặp mắt đều hướng về phía quan toà.
Họ trông chờ một phán quyết có lợi cho mình. Thi thoảng, những tiếc nấc nghẹn ngào. Vài người không kìm nén được, đã khóc oà như những đứa trẻ. Họ gần như đã mất đi tất cả, sau vài chục năm “thắt lưng, buộc bụng”, cơn bão “hụi họ” tràn về, thế là nhà tan, cửa nát...
Cáo buộc từ cơ quan công tố thể hiện, với chiêu bài đầu tư các dịch vụ bất động sản, từ cuối năm 2008 đến tháng 11-2009, Trần Thị Huệ (SN 1970, ở xã Quảng Bị, huyện Chương Mỹ, Hà Nội) đã vay hơn 15 tỷ đồng của 23 người, chiếm đoạt rồi bỏ trốn. Đến ngày 9-10-2011, Huệ bị bắt theo lệnh truy nã.
Trước đó, để chiếm được lòng tin của các bị hại, Huệ giở chiêu bài “hùn vốn để đầu tư các dự án bất động sản” với lãi suất hậu hĩnh. Tuy nhiên, thực tế, đây là một đường dây “hụi họ”, lấy tiền của người này đắp cho người khác, qua đó hưởng chênh lệch.
Trong quá trình xét xử, cơ quan Toà án đã làm rõ được, lý do để các bị hại “sập bẫy” chính là lòng tham và sự thiếu hiểu biết của đại bộ phận người dân.
“Thật khó lý giải việc người dân sẵn sàng bỏ ra cả trăm triệu, thậm chí cả tỷ đồng cho một người xa lạ, hoặc chỉ quen biết qua loa, nếu đó không phải là lòng tham lãi suất cao” – vị chủ toạ lên tiếng.
Đáp lại, hàng chục bị hại trong vụ án đều đưa ra những lý do tương tự: “Thấy chị ấy có nhiều nhà của, đất cát, khi chị ấy hỏi vay, lại bảo vay để đầu tư các dự án bất động sản nên chúng em đã tin tưởng, giao tiền”.
Được vị chủ toạ hỏi về quan điểm xử lý hành vi của bị cáo cũng như nguyện vọng của bản thân, các bị hại đồng loạt kêu khóc thảm thiết, mong chờ Toà ‘cứu rỗi” cho mình.
“Hơn 20 năm cả gia đình tôi tằn tiện, tích cóp, giờ mất sạch cả rồi. Lúc đưa, từng cục, từng cục tiền cho chị ấy, giờ chị ta phủi tay, chúng tôi chết chắc rồi Toà ơi..” – một bị hại với khoản tiền hơn 700 triệu đồng tiết kiệm, đã giao cho bị cáo cách đó không lâu.
Hoặc, “Chồng em đuổi em ra khỏi nhà rồi, Toà ơi cứu em với. Giờ em biết lấy tiền đâu cho các con ăn học bây giờ...” – là tiếng than của một phụ nữ trạc ngũ tuần khi được HĐXX hỏi về nguyện vọng cũng như quan điểm cá nhân của từng bị hại. Người phụ nữ này được biết đã lặng lẽ dốc toàn bộ số tiền tiết kiệm của hai vợ chồng mang cho Trần Thị Huệ để chơi “hụi họ”.
Thảm thương không kém, một phụ nữ nom khắc khổ đứng phắt dậy, nói trong nước mắt: “Số tiền hơn 100 triệu đồng là gia tài của chồng tôi trước khi ra đi, chỉ vì tin tưởng chị ấy, giờ cả nhà tôi biết trông cậy vào đâu, Toà giúp gia đình tôi với...”.
Phía trên, HĐXX như lặng đi, hiển hiện những ánh mắt đầy thông cảm. Có lẽ, họ đồng cảm với những phận người, do nhẹ dạ, lại hoa mắt trước lòng tham nên đã vô tình đẩy cả nhà vào vòng khốn khó.
Phía dưới, sau khi tiếp cận được chính em gái của bị cáo, cô gái tầm 30 tuổi thẳng thắn với phóng viên: “Vụ này còn nhiều người bị lừa lắm anh ạ, nhưng họ sợ dính líu đến pháp luật nên không dám làm đơn tố cáo đấy!”.
Trước khi Toà nghị án, sau đó tuyên chung thân đối với bị cáo, kiểm sát viên duy trì quyền công tố tại toà đã dành ít phút phổ biến pháp luật cho các người dân cũng như chính bị cáo: “Vụ án này, nếu bị cáo bình tĩnh hơn, không bỏ trốn khỏi địa phương, ở nhà thu vén gia đình, bán đất đai, nhà của để trang trải cho các bị hại thì đã không có phiên toà hôm nay. Các bị hại, nếu nắm chắc được mối quan hệ của mình, biết rõ việc mình đưa tiền là có cơ sở cũng như có việc bàn bạc, trao đổi giữa vợ chồng, chắc hẳn, cũng đã không có phiên toà hôm nay”.
Cuối buổi xử, HĐXX linh động cho bị cáo gặp gỡ người con trai vừa bước sang tuổi thứ 8 và người chồng của mình. Trong giây phút ân hận muộn màng, bị cáo Huệ giàn giụa trong nước mắt nói với chồng: “Anh ơi, chắc em không về được nữa rồi, anh chăm con giúp em nhé! Em bất hiếu với bố mẹ rồi”.
- Mức phạt nồng độ cồn tăng mạnh: Uống một cốc bia hay một ly rượu, mất bao lâu để nồng độ cồn về 0?
- Tết dương lịch 2025 phạt vi phạm giao thông đã thu về số tiền 'khủng' này
- Trường hợp nào được vượt đèn đỏ mà không lo bị CSGT xử phạt trong năm 2025?
- Chi tiết tất cả các lỗi vi phạm giao thông sẽ bị tăng mức xử phạt từ 1/1/2025
- Tháng 1/2025: Miền Bắc khả năng xảy ra nhiều ngày rét đậm, rét hại, nhiệt độ thấp nhất bao nhiêu?
- Từ tháng 1/2025: Vi phạm giao thông bỏ lại xe, không nộp phạt có thể bị cưỡng chế trừ lương, trừ tiền tài khoản, đúng không?
- Mức phạt nồng độ cồn tăng mạnh: Uống một cốc bia hay một ly rượu, mất bao lâu để nồng độ cồn về 0?
- Cầu thủ Nguyễn Xuân Son là ai? Cơ duyên nào đưa Nguyễn Xuân Son đến với đội tuyển Việt Nam?
- Năm 2025: Người lao động có bao nhiêu ngày nghỉ lễ, Tết?
- Ngành nào có thu nhập cao nhất Việt Nam?
- Thời tiết dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025: Miền Bắc đón 2 đợt không khí lạnh, cụ thể ra sao?
- Tết dương lịch 2025 phạt vi phạm giao thông đã thu về số tiền 'khủng' này
- Sát Tết có 4 nghề 'hái' ra tiền, thu nhập cả trăm triệu/tháng mà không cần trình độ đại học
- Từ 1/1/2025, người dân ra đường vi phạm 2 lỗi này sẽ bị phạt nặng, tăng từ 30 lần đến 50 lần mức cũ
- Những chiêu trò lừa đảo mới dịp cận Tết, cần cảnh giác kẻo lại mất tiền oan