Luật sư bào chữa cho bị cáo Dương Tự Trọng cho biết bị cáo này không nhận tội nhưng cũng không chối tội và luôn bình tĩnh trong quá trình điều tra.
Kẻ giấu mặt giúp Dương Chí Dũng vẫn là một bí ẩn |
Sáng 7/1, TAND TP Hà Nội sẽ mở phiên tòa xét xử bị cáo Dương Tự Trọng và 6 bị cáo đồng phạm trong vụ tổ chức cho Dương Chí Dũng trốn ra nước ngoài.
Ngày 6/1, trao đổi với Một thế giới, luật sư Nguyễn Đình Hưng (Đoàn Luật sư TP Hà Nội, bào chữa cho bị cáo Dương Tự Trọng) cho biết trong quá trình điều tra, thân chủ của mình “luôn giữ được sự bình tĩnh và kiên định”.
“Với kinh nghiệm của một người đã từng làm thủ trưởng cơ quan điều tra của một địa phương lớn và với cá tính của mình, bị cáo Trọng sử dụng đúng những quyền mà pháp luật cho phép. Ông Trọng không nhận tội nhưng cũng không chối tội”, luật sư Hưng cho biết.
Theo ông Hưng, ông Trọng chỉ muốn được các cơ quan tiến hành tố tụng đối xử công bằng, theo đúng quy định của pháp luật. Các luật sư cũng đã phát hiện một số nội dung trong cáo trạng cáo buộc “chưa công bằng” với thân chủ của mình và sẽ trình bày trước tòa.
Cạnh đó, luật sư Hưng cho rằng việc cơ quan điều tra tách vụ án “có người báo tin cho Dương Chí Dũng bỏ trốn” ra khỏi vụ án của Dương Tự Trọng để điều tra thành một vụ án khác là chưa hợp lý.
“Tình tiết này mới chính là gốc rễ của vụ án, nó là điểm khởi đầu của việc các bị cáo tổ chức cho Dương Chí Dũng trốn ra nước ngoài như cáo buộc của VKS. Cơ quan tiến hành tố tụng chưa chứng minh được ai là người báo tin mà đã khép ông Trọng vào cai trò chủ mưu của vụ án là chưa chặt chẽ”, luật sư Hưng phân tích.
Cũng theo luật sư Hưng, nếu trong phiên tòa, ông Dương Chí Dũng khai ra người báo tin cho mình thì có thể tòa sẽ phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung.
“Trong phiên tòa này, ông Dương Chí Dũng cũng bắt buộc phải có mặt để làm rõ những tình tiết của vụ án. Trong trại giam, ông Trọng cũng đã biết tòa đã tuyên án tử hình với anh trai mình và nói rằng mức án đó là không hợp lý”, luật sư Hưng nói.
Ngoài luật sư Hưng, bị cáo Dương Tự Trọng còn mời luật sư Vũ Thị Kim Ngọc (đoàn luật sư Hà Nội) bảo vệ quyền lợi cho mình. Bị cáo Trọng bị VKSND Tối cao truy tố theo Khoản 3, Điều 275 Bộ luật hình sự với khung hình phạt từ 12-20 năm tù.
Trước đó, trong phiên tòa xét xử mình và các đồng phạm về tội tham ô tài sản và cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trong, bị cáo Dương Chí Dũng đã kiên quyết không khai ra danh tính của người báo tin cho mình. Ông Dũng cho rằng mình đã khai tại cơ quan điều tra và đây là vụ án khác nên "không tiện nói ra" và "nếu bắt buộc thì tôi sẽ nói trong vụ án đó".
Theo quy định của Bộ luật hình sự, tội cố ý làm lộ bí mật công tác có mức án án cao nhất từ 2 đến 7 năm tù và cấm đảm nhiệm chức vụ từ 1 đến 5 năm. Tội vô ý làm lộ bí mật công tác; làm mất bí mật công tác có thể bị phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm, cấm đảm nhiệm chức vụ từ 1 đến 5 năm.
Đặc biệt, nhiều chuyên gia pháp lý cho rằng, vụ án tại Vinalines được coi là “đại án tham nhũng” nên thường chỉ có những cán bộ cấp cao, có nhiệm vụ trực tiếp mới biết trước thông tin Dương Chí Dũng bị khởi tố. Do đó, danh tính của nhân vật bí ẩn này là câu hỏi lớn mà dư luận đang chờ sẽ được làm sáng tỏ trong phiên tòa xét xử Dương Tự Trọng và đồng phạm.
Các bị cáo trong vụ án gồm Dương Tự Trọng (em trai Dương Chí Dũng, nguyên Phó giám đốc Công an Hải Phòng, nguyên Cục phó Cục cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Bộ Công an); Vũ Tiến Sơn (nguyên Phó trưởng phòng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội – PC45, Công an Hải Phòng); Hoàng Văn Thắng (nguyên cán bộ Phòng cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường, Công an Hải Phòng); Nguyễn Trọng Ánh (nguyên cán bộ PC45 Hải Phòng); Đồng Xuân Phong (nguyên cán bộ Hải quan Hải Phòng, đối tượng truy nã của Công an TP Hồ Chí Minh); Trần Văn Dũng (Dũng “Bắc Kạn” là giang hồ có máu mặt tại các tỉnh phía Bắc) và Phạm Minh Tuấn (Giám đốc Xí nghiệp Bạch Đằng, Hải Phòng). |
Clip đang được xem nhiều nhất: Xe container cháy ngùn ngụt trên cầu Lai Vu
- Cẩn trọng với dịch vụ đọc trộm tin nhắn trên mạng xã hội: Chiêu trò lừa đảo mới, đã có nạn nhân mất hàng trăm triệu đồng
- Những trường hợp không được hưởng thừa kế nhà đất theo quy định mới nhất, ai cũng nên nắm rõ
- 5 trường hợp vượt đèn đỏ không bị CSGT xử phạt
- Từ 2025, bằng lái xe bị trừ hết điểm thì phải làm sao để được lái xe tiếp tục?
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%