Mỹ quyết định điều động 2500 quân đến căn cứ Darwin của Australia và khi cần sẽ tập trung tàu chiến, máy bay để đối phó với TQ trên biển Đông.
Tình hình biển Đông chiều 17/8: Mỹ tăng quân ở Australia, bóp nghẹt Trung Quốc ? |
Trong cuộc hội đàm an ninh 2+2 giữa Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel với 2 người đồng cấp Australia - Ngoại trưởng Julie Bishop và Bộ trưởng Quốc phòng David Johnston, vào ngày 12-8 tại Sydney, Washington có kế hoạch sẽ triển khai 2.500 lính hải quân đánh bộ tới Australia vào năm 2016-2017.
Trước đây, Mỹ không hề có quân đồn trú tại Australia, tuy nhiên tình thế đã thay đổi kể từ khi Washington tuyên bố chiến lược “tái cân bằng”, rút quân Mỹ từ các cuộc chiến ở Trung Đông và xoay trục về châu Á-Thái Bình Dương năm 2011, đồng thời lên kế hoạch tăng cường quân đồn trú tại cảng Darwin phía bắc Australia.
Thực ra tại phía bắc Australia, Mỹ không có căn cứ chuyên dụng nào, họ chỉ sử dụng căn cứ hiện có của quân đội nước này tại Darwin, Washington được phép sử dụng tất cả các công trình tại quân cảng này và hiện nay, tất cả những cơ sở vật chất ở đó đã sẵn sàng.
Các doanh trại Mỹ được xây dựng theo mô hình triển khai nhanh. Khi tiến hành huấn luyện với thời gian dài ngày, quân đội Mỹ có thể triển khai hoạt động rải lôi suốt dọc bờ biển, có thể thiết lập được ngay các doanh trại và bệnh viện dã chiến…, khi trở về thì chỉ cần tiến hành một số điều chỉnh ở căn cứ.
Khi huấn luyện độc lập, địa hình khu vực bắc Australia rất thích hợp cho công tác huấn luyện mang tính thực tiễn, ví dụ như một cuộc tập trận vì nhiệm vụ ở Afghanistan.
Trước năm 2016, mục đích trực tiếp của Australia sẽ căn cứ học tập cách thức Mỹ thực hiện nhiệm vụ ở Afghanistan ra sao, sau đó sẽ căn cứ vào aqj biến động của tình hình để thay đổi trọng tâm huấn luyện.
Xe thiết giáp lội nước AAV-7 của Mỹ huấn luyện đổ bộ
Giám đốc dự án an ninh quốc tế Rory Medcalf thuộc Viện nghiên cứu chính sách quốc tế Lowy (Lowy Institute for International Policy) cho hay, quân cảng Darwin chưa phải là lựa chọn tốt nhất cho quân đồn trú của Mỹ, cũng không phải là địa điểm chiến lược lý tưởng, khí hậu ở đây chia 2 mùa khô và mùa mưa rõ rệt.
Australia hoan nghênh Mỹ sử dụng càng nhiều căn cứ quân sự của mình càng tốt vì điều đó sẽ kích thích phát triển mạnh kinh tế địa phương. Tuy nhiên, việc xây dựng một căn cứ quân sự kiểu như Okinawa của Nhật là điều khác nhau hoàn toàn, chắc chắn sẽ gây ra nhiều tranh cãi.
Vì thế, một số nhà phân tích cho rằng, việc Mỹ lựa chọn quân cảng Darwin bao gồm cả yếu tố chính trị, lý do chủ yếu là để biến Australia tiếp tục trở thành “trợ lý sen đầm của Mỹ”. Bên cạnh đó, thông qua việc giúp đỡ Australia, Mỹ sẽ thực hiện âm mưu đứng trong hậu trường can dự và lãnh đạo ASEAN.
Hiện nay, Hạm đội 7 của Mỹ hiện đang sở hữu hàng không mẫu hạm mạnh nhất thế giới "George Washington", tuy nhiên với lực lượng quân đồn trú hiện có tại Nhật Bản, Hàn Quốc và đảo Guam vẫn chưa đủ đảm bảo sức mạnh khống chế được sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc, cũng như điều tiết giải quyết vấn đề tranh chấp ở biển Đông.
Do đó, Mỹ cần phải tăng cường thêm sự bảo đảm, đó là xây dựng căn cứ Darwin.
Vị trí chiến lược quan trọng của căn cứ Darwin
Chuyên gia quân sự Trung Quốc cho rằng, 2500 binh sỹ cũng mới chỉ đủ biên chế cho vài trung đoàn, quy mô không lớn, tuy nhiên mưu đồ thực sự của Mỹ lại nằm ở việc sử dụng căn cứ Darwin, một khi biển Đông xảy ra chiến sự, nhất định lực lượng tàu ngầm, tàu mặt nước và máy bay chiến đấu của Mỹ sẽ ồ ạt tập kết tại các căn cứ quân sự lớn của Australia.
Đó đều là những căn cứ tàu ngầm của Australia, ví dụ như căn cứ Darwin ở phía Bắc, căn cứ Perth ở phía Tây. Ngoài ra, còn có một số căn cứ quân sự khác như Sydney, Adelaide…, đây mới là điều mà Trung Quốc cần phải cảnh giác.
Chuyên gia Lý Kiệt thuộc Viện nghiên cứu khoa học quân sự Hải quân Trung Quốc cho rằng, giá trị của căn cứ quân sự ở Australia nằm ở chỗ, một mặt nó hình thành chuỗi liên kết các căn cứ hiện có của Mỹ tại Nhật Bản, Hàn Quốc và đảo Guam, điều đó giúp Mỹ tăng cường hơn nữa binh lực ở khu vực biển Đông, dễ bề điều động lực lượng, để có thể bao vây kẹp chặt trung Quốc.
Mặt khác, quân cảng Darwin nằm ở phía bắc Australia, đó là một thành phố quan trọng, gần với châu Á nhất. Do vị trí địa lý nằm ngay sát Indonesia và eo biển Malacca, kề cận biển Đông, đóng quân tại quân cảng Darwin rất có lợi cho Mỹ khi cục diện khu vực có những biến động phức tạp trong tương lai.
Lúc đó, Mỹ sẽ nhanh chóng phong tỏa khu vực biển phụ cận Indonesia và Philippines, đặc biệt là eo biển huyết mạch Malacca, gây áp lực rất lớn cho Bắc Kinh, bởi có tới 90% lượng dầu mỏ nhập khẩu và lượng lớn hàng hóa xuất nhập khẩu của Trung Quốc đi qua eo biển này vào biển Đông về Đại Lục.
< >> BẤM ĐÂY ĐỂ XEM TOÀN BỘ DIỄN BIẾN TÌNH HÌNH CĂNG THẲNG TRÊN BIỂN ĐÔNG
Clip đang được xem nhiều nhất: Thủ tướng đồng ý phương án thi tốt nghiệp THPT 2020
- Thời điểm không khí lạnh mạnh nhất của mùa đông năm nay diễn ra khi nào?
- Soi profile của Hoa hậu Thanh Thủy - Miss International 2024: Học thức đỉnh cao, tài sắc vẹn toàn
- Lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
- Trùm giang hồ 'Bình Kiểm' lên kế hoạch bắt cóc ca sĩ, người mẫu
- 5 cái tên bị luật cấm đặt khai sinh ở Việt Nam, đó là tên nào?
- Tại sao vàng giảm giá khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?
- Tỉnh nào có tuổi thọ thấp nhất Việt Nam?
- Vụ rơi máy bay quân sự tại Bình Định: 2 phi công thoát nạn thế nào?