NASA hiện đang giám sát khoảng 17.000 mảnh rác thải không gian đang quay quanh Trái đất với tốc độ rất cao. Rác thải không gian bao gồm những mảnh vỡ từ vệ tinh hỏng, những bộ phận bị phá vỡ của tàu vũ trụ hay tên lửa đẩy.
|
Với số lượng rác thải không gian tăng nhanh như hiện nay, các vệ tinh đang hoạt động khó tránh khỏi va chạm. Và khi va chạm xảy ra, các vệ tinh thường không tránh khỏi bị phá huỷ và khi đó số lượng rác thải không gian sẽ tăng gấp bội. Vì lý do này, các nhà khoa học tại Viện Nghiên cứu Thuỵ Sỹ EPFL đã quyết định phát triển một vệ tinh nhỏ có tên Cleanspace One. Vệ tinh này có nhiệm vụ thu nhặt những vệ tinh đã hết hạn dùng và đưa chúng trở lại Trái đất.
Mô hình CleanSpace One (Ảnh: Gizmag)
CleanSpace One sẽ tự điều chỉnh quỹ đạo của mình để phù hợp với mặt phẳng quỹ đạo của mục tiêu bằng một động cơ siêu nhỏ.
Khi đã “săn” được mục tiêu, CleanSpace cùng vệ tinh hỏng sẽ rời khỏi quỹ đạo và hướng về Trái đất. Trên đường trở về, vệ tinh hỏng sẽ bị đốt cháy trong bầu khí quyển.
Dự án có thể được hoàn thành trong vòng 3-5 năm tới, tuỳ thuộc vào nguồn kinh phí và khả năng của các đối tác.
- Vạch trần chiêu trò lừa đảo lấy sạch tiền trong tài khoản chỉ với cuộc điện thoại, ai cũng cần lưu tâm
- Các dấu hiệu nhận biết điện thoại của bạn đang bị theo dõi
- 5 cách khôi phục tin nhắn Zalo bị xóa chỉ trong một nốt nhạc
- Kiệt tác sáng tạo của Audi: Q5 thế hệ mới ra mắt ấn tượng tại Paris Motor Show, dẫn đầu xu hướng thiết kế
- Thời điểm không khí lạnh mạnh nhất của mùa đông năm nay diễn ra khi nào?
- Soi profile của Hoa hậu Thanh Thủy - Miss International 2024: Học thức đỉnh cao, tài sắc vẹn toàn
- Lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
- Trùm giang hồ 'Bình Kiểm' lên kế hoạch bắt cóc ca sĩ, người mẫu
- 5 cái tên bị luật cấm đặt khai sinh ở Việt Nam, đó là tên nào?
- Tại sao vàng giảm giá khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?
- Tỉnh nào có tuổi thọ thấp nhất Việt Nam?
- Vụ rơi máy bay quân sự tại Bình Định: 2 phi công thoát nạn thế nào?