Đoạn clip lan truyền trên mạng xã hội vào ngày 17/1 kéo dài hơn 1 phút đồng hồ với lời chú thích: “Công an Thanh Hóa… đánh bà già”.
Bà Nguyễn Thị Chút cùng chiến sỹ Công an đang giằng co ngay cổng Công an TP Thanh Hóa. |
Đoạn clip xuất hiện trên mạng xã hội và đã có sự lan tỏa trên các trang báo. PV đã có buổi trao đổi với người có mặt trong clip và cũng như cơ quan nơi quản lý người Công an mặc sắc phục trong clip xuất hiện ngày 17/1 vừa qua.
Đoạn clip lan truyền trên mạng xã hội vào ngày 17/1 kéo dài hơn 1 phút đồng hồ với lời chú thích: “Công an Thanh Hóa… đánh bà già”. Ngay sau khi đoạn clip xuất hiện trên Facebook của người đăng tải, đã có hàng nghìn lượt chia sẻ và những bình luận trái chiều về đoạn clip.
Ngay sau khi đọn clip trên xuất hiện, PV đã có buổi tìm hiểu thực tế. Bà lão bị người Công an túm cổ đó có tên là Nguyễn Thị Chút (sinh năm 1930), trú ở đội 8, thôn Quyết Thắng, xã Quảng Thịnh, huyện Quảng Xương, TP Thanh Hóa. Theo thông tin bà Chút cung cấp, được biết bà giờ chỉ còn một mình, vì một số khúc mắc với chính quyền sở tại, nên bà vẫn chưa thể hưởng chế độ cho người có công. Hiện bà cụ rất khó khăn, đã nhiều năm nay bà luôn đi khiếu kiện ở nhiều nơi xong vẫn bị các ban ngành chức năng nơi đây từ chối không giải quyết cho bà với lý do là bà có vấn đề về sức khỏe.
Theo những hình ảnh trong đoạn Clip thì bà Chút đứng trước cổng Công an TP Thanh Hóa đang buộc lại tóc, thì bất ngờ một một người mặc sắc phục Công an với dáng dấp cao to đi từ trong trụ sở Công an TP Thanh Hóa đi ra. Bà Chút đã la lói và chửi bới người Công an này, sau lời la ó không mấy thiện cảm thì bất ngờ người Công an này đã túm cổ áo của cụ bà lôi thẳng ra ngoài khiến cụ ngã nhào xuống đường phố…
Sau khi Clip này được báo chí đưa tin, vào chiều ngày 20/1, PV đã có cuộc trao đổi với Đại tá Trần Văn Thực, Chánh VP Công an tỉnh Thanh Hóa, đồng thời là người phát ngôn báo chí. Ông Thực cho biết, sự việc xảy ra vào khoảng 16h ngày 17/1 vừa qua. Người trong clip đó là Thượng tá Nguyễn Văn Chung, Phó phòng cảnh sát bảo vệ mục tiêu của Công an Thanh Hóa. Bà Chút đã đến nhiều các ban ngành chức năng để đòi hỏi giải quyết chế độ cho con của bà đi bộ đội trước đây. Bà Chút là người có biểu hiện của bệnh tâm thần từ trước năm 1997, trước đó chính ông Thực khi còn làm trưởng Công an phường đã có nhiều lần đưa bà về, những năm đầu bà hay đến tỉnh đội, nhưng đến thời gian gần đây tất cả các cơ quan. Còn anh Chung là phó phòng bảo vệ mục tiêu nên đã nhiều lần giải thích cho bà, nhưng bà vẫn không nghe và tiếp tục đến các cơ quan công quyền để đòi hỏi yêu sách của mình.
Cũng theo đại tá Thực, bà đã đi đòi hỏi quyền lợi nhiều năm năm nay, đã có lần cơ quan chức năng đấu mối đưa bà vào trại giáo dưỡng nhưng rồi bà lại trốn về và tiếp tục đi khiếu kiện, hễ cứ thấy ai là người có tuổi ở các cơ quan công quyền là bà lại gọi và chửi bới lăng mạ nên hôm đó, bà thấy anh Chung và bà đã tiếp tục chửi bới anh ấy. Khi hỏi Đại tá Thực về người gốc của clip đó thì ông cho hay, vẫn chưa xác minh được nguồn gốc xuất xứ của clip, còn anh Chung là người rất hiền lành, cho đến nay thì cơ quan Công an tỉnh Thanh Hóa vẫn chưa có ý kiến chỉ đạo gì đối với anh Chung nhưng đã có báo cáo bằng văn bản đối với văn phòng của bộ Công an. Và theo như anh em có báo cáo lại là hôm nay ngày 20/1, anh em tập trung lực lượng của các ban ngành để vận động đưa bà Chút vào lại trung tâm giáo dưỡng.
Đại tá Trần Văn Thực Chánh VP Công an Tỉnh Thanh Hóa đang trao đổi với báo chí.
Hôm đó (17/1) anh Chung có đi tham dự một cuộc họp ở Công an TP Thanh Hóa, sau khi họp xong, khoảng tầm 16h anh Chung đi ra cổng thì gặp bà Chút (SN 1930) trú ở thôn Quyết Thắng, xã Quảng Thịnh, TP Thanh Hóa, đúng ở cổng Công an TP Thanh Hóa. Mang đoạn Clip này đến gặp Thượng tá Nguyễn Văn Chung, Phó phòng cảnh sát bảo vệ cơ động tỉnh Thanh Hóa, là người trong clip cho biết, anh chỉ phản xạ theo tự nhiên chứ không có ý đồ xấu đối với bà Chút cả.
“Thật sự tôi rất bất ngờ trước vụ viêc, thực ra tôi cũng không có ý đồ gì xấu xa, đó chỉ là phản xạ tự nhiên cảu tôi, khi cụ giơ tay đẩy vào ngực tôi. Đã nhiều lần tôi đưa cụ về nhà nhưng không hiểu sao cụ lại lang thang trên phố nhiều đến thế. Hôm ấy tôi vừa họp trong cơ quan ra thì bất ngờ cụ bà lao vào túm lấy cổ áo tôi rồi nói: “Đây! Thằng Chung đây rồi! Mi chạy đi mô ?”. Do phản xạ theo bản tính tự nhiên nên tôi gạt tay cụ và vô tình làm ngã cụ chứ không có ý gì đâu. Họp xong tôi đang có công việc gấp nên phải đi ngay”, anh Chung phân trần.
Đã khoảng hai mươi năm nay cụ thường đi đến các cơ quan, gặp ai cũng chửi bới. Trước kia, bà cụ có một người con đi quân đội bị kỷ luật đuổi ra khỏi nghành. Sau khi bị đuổi người con này bỗng đi đâu mất tích bên Campuchia, đến nay chưa trở về nhà nên bà vẫn đi đến các công sở để thắc mắc.
Clip đang được xem nhiều nhất: Mẹ bị tố dàn dựng chụp ảnh con ngoài cổng trường: “Tôi sai nhưng mọi người cần hiểu vấn đề”
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%