Gần Tết Giáp Ngọ, nhiều loại thực phẩm đang bắt đầu tăng giá từ 5 - 20%.
Gần Tết, nhu cầu tiêu dùng tăng dẫn đến tình trạng khan hiếm hàng buộc phải tăng giá |
Dù nhiều doanh nghiệp đã ký cam kết sẽ giữ giá ổn định trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Ngọ 2014, nhưng hiện nay tại các chợ bán lẻ, các loại thực phẩm phục vụ cho nhu cầu Tết đang “rục rịch” tăng giá, nhất là các loại đồ khô, thủy sản khô, thịt gia súc, gia cầm, gạo.
Tại một số chợ lớn tại Hà Nội như: Long Biên, Ngã Tư Sở, Mai Động, chợ Đầu mối phía Nam,...hầu hết các loại thực phẩm đã bắt đầu tăng giá từ 5 - 20% so với cách đây hai tuần.
Theo đó, giá thịt bò thăn từ 230.000 đồng/kg nay tăng lên 240.000 - 260.000 đồng/kg. Tương tự, giá thịt lợn cũng tăng nhẹ: Thịt ba chỉ từ 83.000 đồng/kg tăng lên 87.000 đồng/ kg; sườn non từ 110.000 đồng/kg lên 120.000 đồng/kg.
Bên cạnh đó, giá thịt gà cũng tăng đáng kể, giá gà ta từ 130.000 - 140.000 đồng/kg, gà công nghiệp 80.000 đồng/kg, tăng từ 5.000- 10.000 đồng/kg. Còn mặt hàng gạo thì tăng từ 1.000 đến 2.000 đồng/kg.
Bà Chiến, một tiểu thương tại chợ Mai Động cho biết: “Tình hình kinh tế khó khăn chung nên dù gần Tết nhưng buôn bán cũng không “xôm” như mấy năm trước. Gần Tết âm lịch, giá thịt lấy ở các lò mổ lại “nhích lên”, lại thêm nhu cầu dùng thịt chế biến của các cơ sở làm giò, chả lụa nhiều để phục vụ nhu cầu Tết nên các mặt hàng này về chợ ít hơn lúc trước, giá bán ra cũng phải tăng thôi. Chứ giá tăng thì sức mua giảm”.
Không chỉ các mặt hàng tươi sống mà các mặt hàng thủy - hải sản khô cũng rục rịch nhích lên từng ngày. Nguyên nhân do tâm lý tích trữ sớm các mặt hàng sản phẩm đồ khô của người tiêu dùng nên các tiểu thương mua bán mặt hàng thực phẩm khô cũng “tranh thủ” đẩy giá lên.
Tại chợ Long Biên, giá khô cá sặc rằn từ 160.000- 180.000 đồng/kg thì nay tăng lên 200.000- 250.000 đồng/kg; các loại tôm khô có giá trung bình từ 600.000 - 1,5 triệu đồng/kg; mực tẩm từ 400.000- 600.000 đồng/kg.
Các mặt hàng như mộc nhĩ, nấm hương, măng khô, các loại hạt điều, hạt sen cũng tăng thêm từ 10.000-30.000 đồng/kg. Nhiều mặt hàng khác như đậu xanh, đậu phộng, bột mì, miến tăng từ 3.000-4.000 đồng/kg. Giá măng lưỡi lợn 230.000 đồng/kg, tăng 30.000 đồng/kg; măng vầu búp 220.000 đồng/kg; tăng 20.000 đồng/kg; măng mầm loại ngon 260.000 đồng/kg, tăng 40.000 đồng/kg.
Các loại hạt như: Hạt bí ta loại nhỏ giá 150.000 đồng/kg, loại to giá 160.000 đồng/kg, hạt điều giá 200.000 đồng/kg, hạt dẻ 280.000 đồng/kg, hạt hướng dương giá từ 60.000-80.000 đồng/kg. Các loại mứt hạt sen, mứt dừa dẻo, mứt bí, mứt hồng khô tăng khoảng 10-15%.
Một số tiểu thương bán hàng ở các chợ bán lẻ cho biết, giá các loại khô hiện tăng từ 5- 15% so với cuối tháng 12 và có khả năng sẽ còn tăng vào những ngày cận Tết. Lý giải về nguyên nhân tăng giá, một số tiểu thương cho rằng, gần Tết, nhu cầu tiêu dùng tăng dẫn đến tình trạng khan hiếm hàng buộc phải tăng giá. Đồng thời, dự báo vào khoảng 20 tháng Chạp, các mặt hàng này tiếp tục tăng từ 10 -15%.
Clip đang được xem nhiều nhất: Mẹ bé gái 12 tuổi bị bạo hành, xâm hại tình dục ở Hà Nội: 'Vớ được cái gì ở ngoài đường là đánh nó bằng cái đấy'
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%