Nhiều ý kiến về thông tin Công ty CP Đức Khải (TP HCM) và Công ty CP Tập đoàn Thủy hải sản Trí Việt (Vĩnh Long) sẽ chi nhiều ngàn tỉ đồng sắm tàu đánh cá đã qua sử dụng.
Thực hư đại gia mua tàu, nhập máy bay |
Sau khi có thông tin Công ty CP Đức Khải (TP HCM) và Công ty CP Tập đoàn Thủy hải sản Trí Việt (Vĩnh Long) sẽ chi nhiều ngàn tỉ đồng sắm tàu đánh cá đã qua sử dụng, nhiều ý kiến khác nhau được đặt ra. Phóng viên Báo Người Lao Động đã có cuộc trao đổi với lãnh đạo 2 doanh nghiệp này
Động cơ nào để Công ty CP Tập đoàn Thủy hải sản Trí Việt xin vay vốn ưu đãi để thực hiện kế hoạch này?
Ông Trần Văn Trí
- Ông Trần Văn Trí, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Thủy hải sản Trí Việt: Thực hiện chủ trương của Chính phủ về việc đóng mới, cải tạo, nâng cấp tàu đánh cá giúp ngư dân có phương tiện an toàn để khai thác thủy hải sản xa bờ trên vùng biển của nước nhà, chúng tôi muốn đóng góp một phần vào chủ trương này.
Hầu hết tàu của ngư dân trong nước đóng bằng gỗ nên chỉ một va chạm vừa phải cũng đủ hư hỏng, nếu thay bằng tàu vỏ thép sẽ tốt hơn, hạn chế phần nào nạn phá rừng lấy gỗ đóng tàu và an toàn trong việc đánh bắt thủy hải sản kết hợp với an ninh quốc phòng trên biển.
Khi tàu được nhập về, công ty sẽ giao cho ngư dân làm phương tiện đánh bắt khi có sự xác nhận của các ngành chức năng về nhân thân của họ. Tất cả số thủy hải sản của họ đánh bắt được sẽ bán lại cho công ty để chúng tôi cung cấp cho các đối tác hỗ trợ trong việc nhập tàu.
Nhiều ý kiến cho rằng ông làm việc này là để được vay vốn ưu đãi với số tiền khá lớn?
- Chúng tôi thực hiện kế hoạch này là vì ngư dân và vì chủ trương của Chính phủ chứ tuyệt đối không lợi dụng để vay vốn ưu đãi. Nếu đề nghị được chấp thuận thì chúng tôi làm, không được thì chúng tôi chuyển sang làm công việc khác.
Đối tác đầu tiên ở Hàn Quốc đã cam kết nếu đề nghị của chúng tôi được các ngành chức năng của Việt Nam chấp thuận thì họ hỗ trợ 30% chi phí cho việc mua tàu của công ty. Đổi lại, họ sẽ bao tiêu các sản phẩm thủy hải sản của công ty do ngư dân bán lại.
Ngoài ra, chúng tôi cũng đã ký hợp đồng với phía Indonesia trong việc xuất khẩu các loại thủy hải sản đã sơ chế. Do vậy, việc tìm đầu ra cho các loại thủy hải sản sau khi đóng mới và nhập tàu vỏ thép là rất khả quan.
Mỗi tàu 400 CV, tải trọng 50 tấn, giá khoảng 300.000 USD khi về tới Việt Nam, tiết kiệm rất nhiều so với mua tàu mới. Chúng tôi chỉ nhập tàu khoảng 8 năm tuổi. Bởi tại Hàn Quốc và Nhật Bản, tàu vỏ thép từ 20 năm sử dụng trở lên sẽ bị tiêu hủy chứ không bán. Trước mắt, công ty sẽ nhập 20/72 chiếc tàu vỏ thép của Hàn Quốc.
Chờ tàu về bến hãy bình luận!
Ông Phạm Ngọc Lâm, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đức Khải, cho biết không muốn nói thêm về đề án nữa mà làm theo khả năng, mong mọi người hãy chờ thêm vài tuần nữa, khi những chiếc tàu đánh cá đầu tiên chính thức về đến Việt Nam. “Việc nhập tàu cũ là chúng tôi chỉ đề xuất trong thời gian tới, nếu nhà nước chưa cho, chúng tôi vẫn phải đóng mới và nhập tàu có thời hạn sử dụng theo quy định. Còn về tài chính, nếu được vay ưu đãi thì tốt, không thì tôi vẫn làm theo khả năng. Tôi xin khẳng định là đến nay, tôi chưa nhận bất cứ sự hỗ trợ hay vay vốn gì từ các tổ chức tín dụng” - ông Lâm khẳng định.
Theo đề án, Công ty CP Đức Khải sẽ đầu tư 95 tàu từ 500 - 1.500 CV chuyên dụng để đánh bắt, khai thác thủy hải sản xa bờ; 5 chiếc phục vụ công tác hậu cần, cứu hộ, cứu nạn, trong đó có 2 ụ nổi làm trạm trung chuyển và 2 trực thăng sẽ làm công tác hậu cần, chăm lo sức khỏe cho thuyền viên. Tổng vốn đầu tư máy móc, trang thiết bị lên khoảng 1.500 tỉ đồng. Đội tàu này sẽ khai thác các ngư trường ở khu vực 5 tỉnh miền Trung.
Theo kế hoạch, đến cuối tháng 8-2014, Đức Khải sẽ hoàn tất mua 45 tàu của Hàn Quốc; số lượng còn lại mua từ Úc và Nhật, sẽ đem về vào cuối năm để đến năm 2015, đội tàu đồng loạt ra khơi. Hiện Đức Khải đang chờ 10 chiếc tàu đầu tiên đến từ Hàn Quốc và đang yêu cầu bên bán sơn lại màu của tàu theo yêu cầu của Đức Khải. Thời gian tàu đi từ Hàn Quốc về Việt Nam ít nhất cũng 15-20 ngày.
Trước đó, khi có thông tin Công ty CP Đức Khải chi ngàn tỉ sắm tàu đánh cá ra biển lớn, xin được hỗ trợ vay vốn ưu đãi lãi suất thấp với số tiền 1.350 tỉ đồng và xin được nhập tàu sản xuất trước năm 1985, nhiều ý kiến khác nhau được đặt ra. Có ý kiến ủng hộ, cho rằng ngoài hiệu quả kinh tế thì đội tàu hùng hậu như thế ra biển Đông khai thác sẽ khẳng định thêm chủ quyền biển đảo, là thể hiện lòng yêu nước nhưng cũng có ý kiến cho rằng ông Lâm lợi dụng cơ chế, xin vay vốn ưu đãi để dùng tiền sử dụng vào mục đích khác, đồng thời việc xin nhập tàu cũ về chẳng khác nào nhập rác…
Đề xuất mua cả trực thăng
Công ty CP Tập đoàn Thủy hải sản Trí Việt đề nghị được vay vốn ưu đãi để nhập 220 tàu vỏ thép (400 CV và 500 CV) đã qua sử dụng dưới 15 năm của Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, Canada… và xây dựng 2 cảng loại 1 và khu neo đậu tránh, trú bão tại đảo Phú Quốc (Kiên Giang) và cảng Trần Đề (Sóc Trăng), đồng thời mua 3 trực thăng tham gia cứu hộ, cứu nạn trên biển.
Clip đang được xem nhiều nhất: Nhóm thanh niên ngăn cô gái nhảy cầu
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%