Ngày 28/12, Cơ quan Cơ quan cảnh sát điều tra CA TP.Hải Phòng cho biết, cơ quan này đã hoàn thành kết luận điều tra vụ cưỡng chế ở Tiên Lãng.
![]() |
Cơ quan CA đã có kết luận vụ Tiên Lãng |
Cơ quan điều tra Công an TP Hải Phòng đã hoàn tất kết luận điều tra, đề nghị truy tố 2 anh em ông Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Quý và các thành viên khác trong gia đình về tội Giết người và Chống người thi hành công vụ.
Ngày 28/12, tin từ Cơ quan Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP Hải Phòng cho biết, cơ quan này đã hoàn thành kết luận điều tra vụ án giết người, chống người thi hành công vụ tại khu vực đầm nuôi trồng thủy sản của gia đình ông Đoàn Văn Vươn, xảy ra vào sáng ngày 5/1/2012.
Theo đó, các bị can Đoàn Văn Vươn (SN 1963), Đoàn Văn Quý (SN 1966), Đoàn Văn Sịnh (SN 1957) và Đoàn Văn Vệ (SN 1974) đều đồng phạm tội Giết người, vi phạm tại Điểm d, Khoản 1, Điều 93 Bộ Luật Hình sự. Hai bị can Phạm Thị Báu (tức Phạm Thị Hiền, SN 1982, vợ ông Đoàn Văn Quý) và Nguyễn Thị Thương (SN 1970, vợ ông Đoàn Văn Vươn) đồng can tội Chống người thi hành công vụ, vi phạm quy định tại Điểm a, Điểm d, Khoản 2, Điều 257 Bộ luật Hình sự.
Theo kết luận điều tra, do không chấp hành Quyết định của UBND huyện Tiên Lãng nên từ tháng 12/2011 đến ngày 4/1/2012, Đoàn Văn Vươn tập hợp anh em ruột gồm Đoàn Văn Quý, Đoàn Văn Sịnh, Đoàn Văn Thoại và Phạm Thái (là anh vợ ông Quý) đã bàn bạc thống nhất lên kế hoạch chuẩn bị thực hiện việc chống lại lực lượng cưỡng chế như dựng hàng rào bằng tre, dóc rào để ngăn cản không cho người làm nhiệm vụ vào khu đất, đầm thu hồi cưỡng chế, rải rơm rạ ra lối đi vào và phủ lên nơi đặt mìn tự tạo, tưới xăng đốt, kích điện gây nổ mìn, nổ bình ga bắn đạn hoa cải vào người đến cưỡng chế.
Ông Đoàn Văn Vươn (trái) và Đoàn Văn Quý (phải)
Để thực hiện kế hoạch, ông Vươn chỉ đạo Vệ đi mua súng còn Quý, Sịnh, Thoại, Thái cùng Báu, Thương, Đoàn Xuân Quỳnh (SN 1995, là con trai ông Vươn) cùng một số người khác làm 5 hàng rào tre dóc kín, chắn ngang đường vào khu cưỡng chế, rải kín rơm rạ từ hàng rào đến nhà hai ông Quý, Vươn.
Sau đó, các thành viên gia đình ông Vươn làm 2 quả mìn tự tạo cùng 4 kíp nổ điện, đào 2 hố tren lối đi để chôn mìn xuống dưới, trên đặt bình gas, nối kíp nổ đặt dưới bình gas bằng dây điện đến nhà Quý nơi đặt bình ắc quy. Để không bị phát hiện, anh em ông Vươn rải rơm ngụy trang lên trên…
Theo phân công, Quý, Thoại, Thái ở lại nhà Quý để thực hiện gây nổ mìn để kích nổ bình gas, đổ xăng đốt rơm rạ, bắn hoa cải đến những người bị cưỡng chế. Ngày 5-1, Vươn, Sịnh ở ngoài chỉ đạo, hỗ trợ khi cần…
Đến 7 giờ 30 phút ngày 5-1, đoàn hơn 10 người, gồm của các lực lượng công an và bộ đội quân sự huyện Tiên Lãng, được phân công đi đầu để rà phá vật liệu gây nổ và thực hiện việc vật động thuyết phục lần cuối trước khi cưỡng chế. Khi tiếp cận hàng rào thứ nhất chắn đường vào nhà Đoàn Văn Quý (cách nhà 40m), thì Quý chập điện cho mìn và bình gas gây nổ nhưng không ai bị thương.
Đoàn công tác tiếp cận hàng rào thứ 2 (cách nhà Quý 15m) thì Quý, Thái, Thoại nấp ở trong nhà dùng 2 khẩu súng bắn đạn hoa cải bắn 4 phát vào đoàn công tác làm 7 người bị thương. Tiếp đó, Quý chạy về phía đoàn công tác đổ can xăng vào rơm rạ và châm lửa đốt nhưng do thời tiết ẩm ướt nên không cháy. Hành sự xong, Quý, Thái và Thoại bỏ trốn qua đường rừng phòng hộ, thoát ra biển.
Theo kết luận pháp y, 7 người trong đoàn công tác bị mất từ 1%-43% sức lao động.
Sáng 28/12, trao đổi với Báo Người Lao động, bà Phạm Thị Báu nói: “Tôi không bất ngờ trước kết luận điều tra của cơ quan Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP Hải Phòng vì chúng tôi đã xác định từ trước nếu để Công an TP Hải Phòng điều tra thì không mong chờ gì sự công tâm, công bằng".
Theo 2 bà Thương và Báu, hành động của thân nhân họ không phạm tội Giết người, Chống người thi hành công vụ mà chỉ là để bảo vệ tài sản bị UBND huyện thu hồi trái luật.


-
5 loại đất có thời hạn sử dụng không quá 50 năm theo quy định mới nhất, người dân cần đặc biệt chú ý
-
Chủ tịch xã được lựa chọn dựa theo tiêu chí nào khi sáp nhập xã, không còn cấp huyện?
-
Hơn 2 tháng nữa, thành phố cổ thứ 2 Việt Nam chỉ sau Hà Nội dự kiến sẽ không còn trên bản đồ hành chính
-
Loạt chính sách mới nổi bật có hiệu lực từ cuối tháng 4/2025




-
Hơn 2 tháng nữa, thành phố cổ thứ 2 Việt Nam chỉ sau Hà Nội dự kiến sẽ không còn trên bản đồ hành chính
-
Thủ tục đăng ký biến động thay đổi quyền sử dụng đất do chia, tách, sáp nhập mới nhất
-
Chi tiết 30 điểm bắn pháo hoa dịp lễ 30/4 tại TP.HCM
-
Tỉnh có nhiều vàng nhất Việt Nam: Trữ lượng hơn 20 tấn, nơi duy nhất sở hữu 2 Di sản thế giới
-
6 thành phố trực thuộc Trung ương có quy mô lớn thế nào sau sáp nhập?
-
100% công chức cấp huyện chuyển về đâu sau sáp nhập? Đã có quyết định chính thức
-
Vài tháng tới, Việt Nam sẽ có sân vận động đạt chuẩn quốc tế?
-
Xã nhỏ nhất Việt Nam nhưng mật độ dân số cao gấp 16 lần Hà Nội sắp sáp nhập để trở thành đô thị ven biển