Ngoài 4 đối tượng đã bị khởi tố, không còn ai khác bị truy cứu trách nhiệm hình sự, kể cả những đối tượng trực tiếp ủi sập nhà ông Vươn, ông Quý.
Nhà của gia đình ông Vươn trước khi bị phá huỷ hoàn toàn. |
Cơ quan CSĐT Công an TP. Hải Phòng vừa có kết luận điều tra vụ án hủy hoại tài sản đối với toàn bộ diện tích 40,3ha đầm của gia đình ông Đoàn Văn Vươn.
Thoát tội vì… được thuê
Kết luận số 03/KLĐT ngày 7/12 của Cơ quan CSĐT Công an TP. Hải Phòng về vụ án “Hủy hoại tài sản” gia đình ông Đoàn Văn Vươn xác định ông Nguyễn Văn Khanh – nguyên Phó Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng có vai trò chỉ đạo trong vụ việc.
Theo cơ quan CSĐT, khoảng 15h30 ngày 5/1/2012, sau khi tháo dỡ, đốt lều tại khu đầm 19,3ha của gia đình ông Đoàn Văn Vươn, ông Khanh đã giao cho tổ kê biên tài sản nhà của ông Đoàn Văn Quý (em trai ông Vươn) vận chuyển về UBND xã Vinh Quang bảo quản.
Trong khi tổ kê biên tài sản đang làm việc, ông Khanh ra lệnh cho lực lượng cưỡng chế tháo dỡ nhà của ông Quý, đồng thời “bảo” ông Phạm Đăng Hoan - Bí thư Đảng ủy xã Vinh Quang gọi máy xúc (của Đoàn Văn Kết, sau đó Kết gọi Nguyễn Văn Tài) đến để phá dỡ căn nhà này… Dưới sự chỉ đạo của ông Hoan và ông Lê Văn Liêm (Chủ tịch UBND xã Vinh Quang), ngôi nhà 2 tầng của ông Đoàn văn Quý bị kéo đổ.
Căn cứ vào tình tiết trên cùng một số tài liệu điều tra, cơ quan CSĐT kết luận ông Nguyễn Văn Khanh, Phạm Xuân Hoa - nguyên Trưởng phòng TNMT huyện Tiên Lãng, Lê Thanh Liêm - nguyên Chủ tịch UBND xã Vinh Quang có hành vi phạm tội “Hủy hoại tài sản” quy định tại khoản 3, Điều 143 Bộ luật Hình sự.
Riêng ông Phạm Đăng Hoan - nguyên Bí thư Đảng ủy xã Vinh Quang vi phạm khoản 2 điều này. Về những người khác tham gia phá nhà, theo cơ quan CSĐT do họ làm dưới sự chỉ đạo của các ông Khanh, Hoan, Liêm và được thuê nên không xem xét khởi tố.
Ông Khanh khai gì?
Theo lời khai của ông Nguyễn Văn Khanh được trích trong bản kết luận, ngày 28/11/2011, tại UBND huyện Tiên Lãng, ông Nguyễn Văn Hiền - nguyên Chủ tịch UBND huyện chủ trì cuộc họp, ông Khanh vắng mặt.
Cuộc họp này đã bầu ông Khanh làm Trưởng ban chỉ đạo cưỡng chế. Ông Hiền giao cho Phòng TNMT huyện dự thảo thông báo. Tiếp đó, ông Khanh đề nghị ông Hiền nếu thông báo có phá nhà trông đầm thì phải có quyết định. Ông Hiền viện lý do không cần thiết nên ông Khanh chỉ để lại phần tháo dỡ lều trong Thông báo 225/TB-BCĐ ngày 5/12/2011.
Theo Cơ quan CSĐT Công an TP. Hải Phòng, đối với ông Lê Văn Hiền - nguyên Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng có dấu hiệu của hành vi thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, Cơ quan CSĐT Công an TP. Hải Phòng tiếp tục điều tra làm rõ và có kết luận xử lý theo quy định của pháp luật.
|
Cũng theo lời khai của ông Khanh, trong ngày cưỡng chế 5/1/2012, ông Bùi Thế Nghĩa - Bí thư Huyện ủy Tiên Lãng và Lê Văn Hiền đều chỉ đạo phá nhà ông Quý.
“Nguyễn Văn Khanh không thừa nhận việc ra lệnh, chỉ đạo cho lực lượng cưỡng chế và không giao cho UBND xã Vinh Quang phá dỡ lều, nhà trông đầm ông Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Quý”- trích nội dung bản kết luận điều tra.
Tuy nhiên, theo Cơ quan CSĐT Công an TP. Hải Phòng, tiến hành ghi lời khai của 19 người trực tiếp tham gia tháo dỡ lều, nhà trông trên diện tích đầm ông Vươn đều xác định ông Khanh chỉ đạo và trực tiếp tham gia việc làm trên. Như vậy, Cơ quan CSĐT Công an TP. Hải Phòng lấy Thông báo 225/TB-BCĐ và lời khai của một số nhân chứng làm căn cứ chính kết luận hành vi phạm tội của ông Nguyễn Văn Khanh.
Cơ quan CSĐT Công an TP. Hải Phòng cũng đã thu 2 điện thoại, 1 máy ghi âm và 2 quyển sổ công tác của ông Khanh, tuy nhiên qua trưng cầu chưa phát hiện thông tin tài liệu liên quan đến chứng cứ chứng minh hành vi phạm tội của các bị can.
“Có sự bao che, dung túng cho tội phạm”
Nói về việc vụ án “Hủy hoại tài sản” xảy ra trên diện tích đầm nhà mình, bà Phạm Thị Hiền (vợ ông Đoàn Văn Quý) cho rằng, trong vụ việc này, người chịu trách nhiệm chính phải là ông Bùi Thế Nghĩa – Bí thư Huyện ủy và ông Lê Văn Hiền – nguyên Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng. Hơn nữa, theo bà Hiền, kết luận của Cơ quan CSĐT Công an TP. Hải Phòng kết luận chỉ có 4 bị can là không đúng, vì trong số đó không có một số đối tượng trực tiếp mang máy xúc xuống khu đầm phá nhà của bà. “Đó là tham gia làm chứ không thể nói là chỉ được thuê được. Đằng sau việc thuê đó là gì mới cần làm rõ. Không thể nói ông Đoàn, Kết không liên quan trong vụ án này” – bà Hiền nói.
Trao đổi với PV tối 17/12, ông Nguyễn Văn Luân – Thư ký Liên chi hội nuôi trông thủy sản nước lợ huyện Tiên Lãng nói: Kết luận như thế là dung túng bao che tội phạm, không khách quan trong một vụ án vì vô ý hay cố ý đều phạm tội. Ông Đoàn, ông Kết phải bị coi là đồng phạm vì tham gia phá nhà. Ông Khanh không là thủ phạm chính vì quyết định, chỉ đạo là của ông Hiền, ông Khanh chỉ thực hiện. “Đây là vụ việc đặc biệt nghiêm trọng, cho nên công an không truy tố với một số đối tượng đó, theo tôi là có ẩn ý đằng sau. Danh sách các đối tượng khởi tố đó mà không có ông Lê Văn Hiền là thủ phạm chính thì có nghĩa tội phạm đang tiếp tục được bao che, dung túng” – ông Luân bức xúc.
- Chữ cái duy nhất không xuất hiện trong tên của bất kỳ tỉnh, thành nào tại Việt Nam, là chữ gì?
- Con phố nào giàu nhất Hà Nội, người gốc Thủ đô chưa chắc đã biết chính xác?
- Từ 1/7/2025, đối tượng nào được hưởng lợi khi trợ cấp khi nghỉ hưu tăng gấp 4 lần mức cũ
- Những lần thủy quái xuất hiện ở Việt Nam: Người Pháp từng bắt gặp, có loài đến nay vẫn còn tồn tại?
- Từ 1/1/2025: Những đối tượng này sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?