Bạn vừa sáng tạo lại vừa đánh giá cùng lúc, là thói quen rất khó dẫn đến thành công.
![]() |
Những thói quen không tốt là "thủ phạm" giết chết trí thông minh của bạn. Ảnh: lifezap |
Những thói quen không tốt sẽ cản trở bước tiến của bạn trong cuộc sống. Một khi thói quen giết chết trí tuệ được hình thành, nó không những thiết lập lại bản thân bạn mà còn ngăn bạn hoàn thành công việc hay mục tiêu đề ra.
Dưới đây là một vài thói quen mà nếu giữ lại sẽ khiến bạn có những lựa chọn nghèo nàn và quyết định không đúng đắn trong cuộc sống, theo LifeZap.
1. Sáng tạo và đánh giá cùng lúc
Hai điều này giống như bạn đang cố tiến về phía trước và phía sau hoặc đi lên đi xuống cùng lúc. Khi bạn đang cố gắng để sáng tạo ra một cái gì đó và đánh giá thành công cùng một lúc, bạn sẽ khó có thể tiến hành một dự án. Trước hết, bạn phải tìm những gì mình muốn tạo ra, phân tích làm thế nào để nó sẽ hoạt động. Khi có kế hoạch, bạn sẽ tạo ra một dự án/sản phẩm, sau đó mới bắt đầu đánh giá nó được thực hiện như thế nào. Bạn không nên cố gắng hoàn thành hai nhiệm vụ một lúc.
2. Nghĩ rằng mình là một chuyên gia
Hội chứng "chuyên gia" là thói quen có thể giết chết trí thông minh của bạn. Khi tin rằng mình là chuyên gia ở một hay bất cứ điều gì, bạn sẽ ngừng học tập. Bạn sẽ không bao giờ có đủ khiêm tốn để lắng nghe người khác và học hỏi kinh nghiệm từ họ. Điều này làm bạn ngày càng đi lùi và là trở ngại đối với trí thông minh của bạn. Chắc chắn một điều, bạn không biết hết mọi thứ và bất kỳ ai cũng có thể giúp bạn hiểu thêm về một điều gì mới. Nó giúp bạn chạm với kiến thức nhanh hơn là tự mày mò.
3. Sự sợ hãi
Nếu luôn sợ hãi sẽ thất bại, bạn sẽ không bao giờ dám thử một cái gì đó mới mẻ. Rất có thể bạn sẽ thất bại nhiều hơn một lần, đặt biệt là điều chưa bao giờ làm trước đó. Nếu không bao giờ cố gắng, không bao giờ tìm hiểu một cái gì mới vì sợ thất bại thì bạn sẽ không bao giờ nhận được những điều tốt hơn, không bao giờ biết thêm những điều mới. Vì vậy, bạn phải loại bỏ sự sợ hãi và chấp nhận thực tế là thất bại luôn đi kèm với tất cả những thứ mới mẻ. Bạn sẽ làm được.
4. Thiếu tự tin
Điều này thường đi liền với sự sợ thất bại. Nếu luôn nghĩ rằng bạn sẽ gặp rắc rối và không có niềm tin vào những điều mình làm, bạn sẽ không bao giờ có thể học hỏi và phát triển. Có sự tự tin vào chính mình, ngay cả khi bạn làm một cái gì đó sai nó vẫn có ích, giúp bạn hiểu biết và tiến bộ ở mặt nào đó, giúp bạn tiến về phía trước. Điều này giúp xây dựng trí thông minh, giúp bạn tìm hiểu những điều mới và có những trải nghiệm mới mẻ trong cuộc sống.
5. Tạo ra giới hạn
Mặc dù bạn có thể có những hạn chế nhất định (chẳng hạn tài chính hoặc các lĩnh vực nhất định) nhưng khi tạo ra giới hạn sai, bạn đang cản trở sự thông minh và khả năng học hỏi của mình. Đấy là bạn đang đặt chướng ngại vật không cần thiết trên con đường của mình, nó làm bạn không dám thử bước tiếp. Điều này không chỉ giết chết trí tuệ mà còn ngăn bạn đến với những điều mới, học hỏi những điều mới, những điều có thể làm tốt hơn, thành công hơn. Vì vậy, hãy loại bỏ những giới hạn không thích hợp, những điều được tạo ra bởi tâm lý.
6. Uống rượu bia
Rượu bia thú vị nhưng chính nó lại là thứ nguy hại cho trí tuệ và khả năng hiểu hay nắm bắt đối tượng của bạn. Bạn nên biết rằng rượu bia sẽ có hại và tiêu diệt các tế bào não, làm cho nó khó khăn hơn để tiếp nhận những điều mới. Vì vậy, nếu bạn uống rượu bia, hãy uống ít, có chừng mực để đảm bảo không gây hại cho não bộ, ảnh hưởng đến việc tìm hiểu mở rộng kiến thức sau này.
Clip đang được xem nhiều nhất: Khởi tố 3 đối tượng phát tán clip với nội dung 'thác loạn' trong quán bar Sunny


-
Nguyên nhân gì có thể khiến cả nhà ung thư? 5 thói quen nấu nướng gây ung thư hàng đầu nhiều gia đình vẫn làm
-
Loại thịt 'bổ gấp 9 lần thịt gà': Rất quen thuộc với người Việt, nam giới ăn vào kéo dài tuổi thọ, thể lực sung mãn
-
Ở Việt Nam có loại rau cay hơn cả ớt, là thần dược chữa được nhiều bệnh, cực tốt cho hệ tiêu hoá
-
Bác sĩ cảnh báo 5 bộ phận trên con lợn càng ăn nhiều càng hại sức khỏe, ruột già xếp cuối danh sách




-
Hơn 2 tháng nữa, thành phố cổ thứ 2 Việt Nam chỉ sau Hà Nội dự kiến sẽ không còn trên bản đồ hành chính
-
Thủ tục đăng ký biến động thay đổi quyền sử dụng đất do chia, tách, sáp nhập mới nhất
-
Chi tiết 30 điểm bắn pháo hoa dịp lễ 30/4 tại TP.HCM
-
Tỉnh có nhiều vàng nhất Việt Nam: Trữ lượng hơn 20 tấn, nơi duy nhất sở hữu 2 Di sản thế giới
-
6 thành phố trực thuộc Trung ương có quy mô lớn thế nào sau sáp nhập?
-
100% công chức cấp huyện chuyển về đâu sau sáp nhập? Đã có quyết định chính thức
-
Vài tháng tới, Việt Nam sẽ có sân vận động đạt chuẩn quốc tế?
-
Xã nhỏ nhất Việt Nam nhưng mật độ dân số cao gấp 16 lần Hà Nội sắp sáp nhập để trở thành đô thị ven biển