“Quan điểm của tôi không lùi thời điểm thực thi nghị định. Nếu cứ ban hành rồi lại sửa thì không còn tính thuyết phục, răn đe của pháp luật”.
Đúng là xe mượn chỉ cần xuất trình bằng lái và giấy đăng ký xe |
Tại cuộc họp báo chiều 12/11, Thiếu tướng Đỗ Đình Nghị - Phó tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát quản lý trật tự an toàn xã hội, Bộ Công an, đã giải đáp những thắc mắc quanh việc thực thi Nghị định (NĐ) 71.
Đến lúc này, nhiều người mượn xe hay lấy xe của người thân để đi đang lo ngại phải mang theo chứng minh nhân dân của chủ phương tiện, sổ hộ khẩu, thưa Thiếu tướng?
Chưa có quy định nào bắt buộc người dân phải mang theo giấy chứng minh nhân dân của chủ phương tiện, sổ hộ khẩu khi điều khiển phương tiện mượn, thuê ngoài đường. Để đảm bảo tính khả thi của NĐ 71, Bộ Công an sẽ có thông tư hướng dẫn cụ thể việc thực hiện.
Việc sang tên đổi chủ có cần thiết đối với Việt Nam và Nghị định 71 liệu có khả thi hay không?
Việc sang tên đổi chủ và chủ phương tiện phải là tên người đó là điều rất cần thiết, việc này trên thế giới đã thực hiện từ lâu. Việt Nam cũng thực hiện nhiều năm nay, nhằm tăng cường hiệu lực quản lý của nhà nước.
Chủ trương của Chính phủ cũng vì lợi ích của nhân dân và quản lý của Nhà nước. Do vậy, đề nghị nhân dân đồng tình, ủng hộ cơ quan chức năng. Đã là văn bản pháp quy của Nhà nước thì phải thi hành. Thế giới đã làm được thì Việt Nam cũng làm được.
Thiếu tướng Nghị trả lời các câu hỏi của PV
Nghị định 71 có nên lùi lại một thời gian nữa hay cần sửa đổi không, thưa Thiếu tướng?
Lực lượng Công an là người thực thi pháp luật. Quan điểm của tôi không lùi thời điểm thực thi nghị định. Nếu cứ ban hành rồi lại sửa thì không còn tính thuyết phục, răn đe của pháp luật.
Để kiểm soát chặt chẽ hơn việc sang tên đổi chủ phương tiện, theo Thiếu tướng, cơ quan quản lý cần làm những gì?
Để kiểm soát phương tiện chưa sang tên đổi chủ, có thể thông qua việc tuần tra kiểm soát, giải quyết các vụ TNGT, án hình sự, việc đăng ký xe…
Nhiều người lo ngại tăng mức xử phạt cao có thể khiến nạn mãi lộ nghiêm trọng hơn?
Pháp luật để răn đe, không nên đặt vấn đề gây khó khăn, tham nhũng gia tăng. Bộ Công an cũng đã tổ chức tập huấn cho các lực lượng trong việc xử phạt, nhắc nhở người tham gia giao thông. Còn người dân, nếu sợ bị xử phạt cao như vậy thì phải nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, đi sang tên đổi chủ ngay.
Liệu Nghị định 71 có tạo tiền lệ xấu cho người dân gặp CSGT xử lý vi phạm nói dối nhiều hơn không?
Không thể nói Nghị định 71 khuyến khích người dân nói dối nhiều hơn. Để xác định phương tiện ngoài đường có chính chủ hay không rất khó và không tạo được sự đồng thuận.
Nhưng trước mắt, chúng tôi quy định xử lý vi phạm giao thông ngoài đường, nếu người dân khai là xe mượn, thuê thì không xử phạt. Còn khi đã đưa về trụ sở Công an, phát hiện sẽ xử lý nghiêm khắc.
- Thời điểm không khí lạnh mạnh nhất của mùa đông năm nay diễn ra khi nào?
- Soi profile của Hoa hậu Thanh Thủy - Miss International 2024: Học thức đỉnh cao, tài sắc vẹn toàn
- Lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
- Trùm giang hồ 'Bình Kiểm' lên kế hoạch bắt cóc ca sĩ, người mẫu
- 5 cái tên bị luật cấm đặt khai sinh ở Việt Nam, đó là tên nào?
- Tại sao vàng giảm giá khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?
- Tỉnh nào có tuổi thọ thấp nhất Việt Nam?
- Vụ rơi máy bay quân sự tại Bình Định: 2 phi công thoát nạn thế nào?