Hai bài toán khó nhất của thị trường bất động sản (BĐS) hiện nay là vốn và đầu ra sản phẩm. Cả hai vấn đề này đều không thể giải quyết trong ngày một ngày hai và thị trường cũng chưa thể ấm lại được.
|
Củi đã chất…
Thị trường BĐS trong thời gian qua đã đón nhận nhiều thông tin tốt cho thấy xu hướng thắt chặt tiền tệ với lĩnh vực này đang dần được cởi gỡ. Tại hội thảo “Vực dậy thị trường BĐS”, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam cho biết, trong số 180.000 tỷ đồng đầu tư công dành cho năm 2012, Chính phủ mới dùng 60.000 tỷ đồng. Vì thế, trong 7 tháng còn lại của năm, 120.000 tỷ đồng nữa sẽ được bơm vào thị trường. Cộng thêm 38.000 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ, tạm ứng trước vốn năm 2013, từ nay đến cuối năm thị trường có thể đón nhận khoảng 200.000 tỷ đồng. Bên cạnh đó, còn gói giải pháp khoanh nợ 100.000 tỷ đồng tạo điều kiện cho các ngân hàng giải ngân cho vay giúp tăng trưởng kinh tế. BIDV đang tung gói 4.000 tỷ đồng cho vay bất động sản trong vòng 2 năm. ACB và một số ngân hàng khác cũng đang dự tính đến gói này.
Mặc dù gần đây, nhiều chính sách được ban hành để “hâm nóng” bất động sản, nhưng thị trường vẫn rất trầm lắng.
Cho rằng giá trị các giao dịch bất động sản thời điểm này đã khá hợp lý, ông Vũ Xuân Thiện, Phó Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường BĐS (Bộ Xây dựng) nói: "Nếu có tiền, tôi sẽ mua nhà vào thời điểm này". Ông Thiện phân tích, thời điểm bây giờ, cơ bản các dự án đang triển khai bán hàng là giá trị thực. Hiện chưa có cơ sở để đánh giá, nhưng ai cũng hy vọng cuối năm thị trường sẽ tốt lên. Bởi ngân hàng đã giảm lãi suất, một số đã cho vay BĐS. Bộ Xây dựng cũng vừa ký hợp đồng nguyên tắc với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam áp dụng lãi suất 14% cho vay để đầu tư BĐS. Đây cũng là cơ hội để thị trường có thể phát triển trong những tháng cuối năm.
Nhưng chưa nhóm được lửa
Mặc dù trần lãi suất cho vay ở mức 14%/năm (tập trung ở bốn lĩnh vực ưu tiên), nhưng hầu hết doanh nghiệp không thể tiếp cận được nguồn vốn này, riêng lĩnh vực BĐS có lãi suất cao hơn nhiều. Nguyên nhân do các ngân hàng thương mại đang nhìn nhau. Và bản thân các ngân hàng cũng đang "ôm" những khoản nợ xấu. Nếu không giải quyết được, các ngân hàng thương mại sẽ vẫn tiếp tục "neo" lãi suất cao, doanh nghiệp cũng khó tiếp cận được vốn vay. TS. Lê Xuân Nghĩa |
Lãi suất huy động đã được giảm xuống lần thứ 2 trong một thời gian ngắn và nhiều thông tin cho thấy tiến trình này sẽ còn được tiếp tục trong thời gian gần nhằm đưa mặt bằng lãi suất huy động xuống 10%. Tuy nhiên, thay vì những mừng rỡ ban đầu về một chính sách tiền tệ theo chiều hướng nới lỏng, thị trường BĐS vẫn chưa chịu "trở mình" khiến cho các thành viên của thị trường cảm thấy lo lắng hơn. Vậy, vấn đề là ở đâu, nút thắt nào còn chưa được cởi gỡ? Trước đây, thị trường BĐS sôi sục không phải vì nhu cầu thực của người dân mà vì dòng xoáy đầu cơ và cơn khát lợi nhuận. Sau những mất mát, giới đầu cơ sẽ khó lòng trở lại trạng thái "khát nước" như trước. Vậy nên việc kích cầu, khơi thông dòng vốn chỉ có thể hy vọng vào những người dân có nhu cầu thực về nhà ở. Và đây cũng là hướng đi mang tính bền vững cho thị trường.
Hiện nay, mặc dù các chủ đầu tư đã xuống nước rất nhiều nhưng tại sao những người có nhu cầu về BĐS vẫn thờ ơ. Lý do đầu tiên là tiền đâu? Vấn đề này cần được cởi gỡ bằng những chính sách tín dụng, tạo điều kiện cho người có nhu cầu vay tiền mua nhà. Tuy nhiên, câu chuyện này lại vấp phải tâm lý "không quen vay tiền ngân hàng" vẫn tồn tại trong dân. Trước đây, khi mua nhà, người ta vẫn vay tiền nhưng là vay của người thân, bạn bè… Giờ đây, khi tính đến vay ngân hàng nhiều người ngại ngần, thậm chí lo sợ không nắm bắt, đánh giá đúng được những quyền lợi và nghĩa vụ, những rủi ro có thể xảy ra khi ký kết hợp đồng vay tiền với các "ông lớn" ngân hàng. Bên cạnh đó, phải nhắc đến sự khó khăn chung của nền kinh tế. Sản xuất, kinh doanh trên tất cả các lĩnh vực đều khó khăn đồng nghĩa với thu nhập của người dân giảm sút nên nhu cầu mua nhà dù bức bách cũng phải lùi bước. Lý do thứ hai khiến nhu cầu trên thị trường chưa thể hóa giải trước lượng cung ồ ạt từ các dự án đó là sự chờ đợi giá tiếp tục giảm. Cùng với đó, với nguồn cung chủ yếu từ các dự án là nhà chung cư cao tầng, những lùm xùm trong quản lý, vận hành chung cư, những mâu thuẫn kéo dài giữa chủ đầu tư và cư dân cũng đang tạo nên rào cản tâm lý lớn.
- Từ 15/1/2025: Đi xe máy mới mua chưa có đăng ký xe và chưa có biển số sẽ bị CSGT tịch thu, đúng không?
- 230 triệu năm trước, có một trận mưa kéo dài suốt 2 triệu năm, đưa loài khủng long lên vị trí thống trị
- Tin vui: BHXH sẽ trả gộp 2 tháng lương hưu, trợ cấp vào trước Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
- Cảnh báo: Chủ tài khoản ngân hàng bị phạt đến 100 triệu đồng, xử lý hình sự nếu vi phạm điều này
- Con phố nào giàu nhất Hà Nội, người gốc Thủ đô chưa chắc đã biết chính xác?
- Từ 1/1/2025: Những đối tượng này sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành