Không nên thêm tên cha mẹ vào CMTND bởi nó tạo ra sự phản cảm, ông Trần Thất, Vụ trưởng Vụ Hành chính Tư pháp (Bộ Tư pháp) chia sẻ.
CMTND mới không nên cho tên bố mẹ (Ảnh minh họa) |
"Muốn quản phải được sự đồng ý của người dân"
Ông Trần Thất, Vụ trưởng Vụ Hành chính Tư pháp (Bộ Tư pháp) tỏ rõ sự bất bình của một nhà làm luật trước quy định mới của ngành Công an. “Tôi theo dõi trên báo thấy báo phản ánh quá đúng! Quan điểm của tôi là phản đối quy định bất hợp lý này, nó vi phạm quyền con người”, ông Thất thẳng thắn nói.
“Bộ Công an có thể chỉ sửa một điều hoặc một số điều trong Nghị định và theo đó Thông tư 27 cũng sẽ phải thay đổi theo. Tuy nhiên, Bộ Công an có thể có quyền không dừng và khi ấy, trách nhiệm sẽ thuộc về Bộ Tư pháp, là cơ quan có trách nhiệm giúp Chính phủ về vấn đề thi hành pháp luật.” - Vụ trưởng Vụ Hành chính Tư pháp Trần Thất. Đi sâu phân tích quy định đưa tên cha, mẹ lên CMND, cũng như ý kiến của các chuyên gia, luật sư mà báo PLVN đã đăng tải, ông Thất cho rằng, ngành Công an cần có giải thích rõ mục đích của quy định này.
“Quản bằng “ công nghệ” vân tay như hiện nay của ngành công an là cao nhất rồi. Tôi không phải là chuyên gia về lĩnh vực này nhưng tôi nghe chuyên gia vân tay họ nói, để tìm ra hai người trùng nhau về vân tay thì có thể trên thế giới này là cực hiếm. Vậy thì đã sử dụng phương pháp cao nhất rồi thì bây giờ thêm tên cha, mẹ vào làm gì, nó không giúp gì hơn cho quản lý, lại tạo ra phản cảm cho người dân”, ông Thất nói.
Cũng theo ông Thất, quy định đưa tên cha, mẹ lên CMND là vi phạm luật Dân sự, với quy định không ai được xâm phạm bí mật đời tư của công dân. Dù chưa có quy định cụ thể thế nào là bí mật đời tư nhưng ai cũng hiểu rằng thông tin cha, mẹ công khai đó là bí mật của cá nhân.
Giả sử mục đích để thêm một tiêu chí nhằm đảm bảo chính xác hơn trong việc truy nguyên một cá thể, nhưng vẫn có thể trùng tên cha mẹ trên thực tế. Còn xét về văn hóa tâm linh của người Việt, thì quy định mới này cũng không phù hợp. Nhiều người sẽ phản ứng chuyện bố mẹ họ mất đã lâu rồi, họ chỉ thầm kín nhắc tên cha mẹ trước bàn thời, là cái gì đó rất thiêng liêng, riêng tư.
Ông Thất cũng cho rằng, nhà quản lý phải hiểu quyền của người dân, không được lấy cớ tiện cho quản lý mà vi phạm quyền công dân. Về nguyên tắc, nhà nước quản cái gì của dân thì phải đươc sự đồng ý của dân, chứ không phải thích quản cái gì thì quản.
Ông Thất phân tích: “Tôi không thấy ở đâu dễ dàng như chuyện lấy vân tay ở nước ta, cứ đến tuổi là lấy vân tay làm CMND. Ở một số nước khác, không bao giờ có chuyện đó, chỉ khi nào phạm tội, bị khởi tố thì cơ quan chức năng mới được lấy vân tay của họ” .
Dẫn chứng về việc luật phải bảo vệ quyền con người, ông Thất nêu, trong lĩnh vực hộ tịch, cụ thể là đăng ký khai sinh, nếu con ngoài giá thú thì quy định chỉ có thể ghi chú trong sổ hộ tịch do cán bộ Tư pháp quản lý còn trong các giấy tờ của công dân không bao giờ được thể hiện là con ngoài giá thú.
Vụ trưởng Trần Thất: “Bộ Công an là cơ quan dự thảo Nghị định và ban hành Thông tư nên cần đề xuất sửa đổi nếu thấy không ổn”.
Nên dừng thí điểm để xem xét
Từ những phân tích trên, ông Thất khẳng định, quy định mới của ngành Công an đã vi phạm tính khả thi và cơ sở thực tiễn nên cần phải xem xét lại.
Đưa ra hướng tháo gỡ cho quy định đã có hiệu lực và cơ quan chức năng đã triển khai thực hiện nhưng không đạt được sự đồng thuận, ông Thất phát biểu: “Tôi cho rằng nên dừng để thay đổi. Chính Bộ Công an là cơ quan dự thảo Nghị định và ban hành Thông tư nên phải thẳng thắn đề xuất sửa đổi nếu thấy không ổn. Bộ Công an có thể chỉ sửa một điều hoặc một số điều trong Nghị định và theo đó Thông tư 27 cũng sẽ phải thay đổi theo. Tuy nhiên, Bộ Công an có thể có quyền không dừng và khi ấy, trách nhiệm sẽ thuộc về Bộ Tư pháp, là cơ quan có trách nhiệm giúp Chính phủ về vấn đề thi hành pháp luật”.
Đồng quan điểm này, ông Phó Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội Bùi Sỹ Lợi cũng cho rằng, Bộ Công an nên tiếp thu ý kiến dư luận và công luận để chỉnh sửa phù hợp.
“Hiến pháp, luật còn sửa nữa là Nghị định, Thông tư. Đừng cho rằng mình không sửa được để vẫn cứ thực hiện mà trái lòng dân” - ông Lợi nhấn mạnh. Liên quan đến việc thực hiện thí điểm cấp CMND mẫu mới tại 3 quận huyện của Hà Nội, ông Lợi đề nghị cần dừng ngay việc này vì thực chất đây là triển khai thực hiện, hậu quả là sẽ gây tốn kém, lãng phí tiền của nhà nước và của người dân.
“Ngành công an nên thí điểm trước khi ban hành luật để đúc rút xem thuận lợi, khó khăn thế nào, nhưng đây đây lại có vẽ hơi ngược”, ông Lợi nói.
Góp thêm tiếng nói để bảo vệ quyền công dân, đặc biệt là quyền của trẻ em, ông Lê Trọng An, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ, Chăm sóc trẻ em (Bộ Lao động- Thương binh &Xã hội) nhất trí cho rằng, Bộ Công an cần thiết sửa đổi quy định này.
“Tất cả các vấn đề liên quan đến trẻ em đều phải có sự tham vấn trẻ em, bởi vì mình ký Công ước rồi, mình phải tuân thủ. Tôi cho rằng, ngành Công an chưa thể triển khai được vì không chỉ tốn kém, mà hơn hết là chưa có sự đồng thuận của người dân. Bất luận cái gì trái lòng dân, dù đã có quy định rồi thì cũng phải lùi lại”, ông An nhấn mạnh.
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%