Với người Việt Nam, bữa cơm không chỉ là nơi gắn kết các thành viên lại gần nhau, hình thành truyền thống gia đình mà nó còn tạo nên nét đẹp độc đáo riêng biệt trong văn hóa Việt....
|
Chúng ta vẫn thường nói gia đình là tế bào của xã hội, khi gia đình có ổn định và hạnh phúc thì sẽ góp phần vun bồi lên một xã hội lành mạnh, yên bình và phát triển. Dường như bữa cơm gia đình ngày càng mất đi khiến cho nền tảng gia đình bị lung lay khi mà cha mẹ nói con cái không nghe lời, hạnh phúc giữa vợ chồng cũng dễ dàng đổ vỡ. Một khi nền tảng gia đình đã không còn bền vững, hạnh phúc của gia đình chao đảo thì hệ quả tất yếu sẽ xảy đến. Trẻ em không nơi nương tựa, không người dạy bảo và chăm sóc sẽ sớm trở thành mối lo và cả sự bất an cho xã hội và cộng đồng. Điều này chúng ta dễ dàng nắm bắt qua các con số khi mà những vụ ly hôn của các cặp vợ chồng ngày càng nhiều, trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật ngày càng gia tăng,... Chính vì vậy tổ chức tốt bữa cơm thường ngày trong gia đình không chỉ là cung cấp năng lượng vật chất cần thiết cho sự sinh tồn của các thành viên, bồi dưỡng sức khoẻ cho họ mà còn chứa đựng những giá trị tinh thần tâm lý, tình cảm sâu sắc. Và đó chính là nơi tràn ngập hạnh phúc! " ( Thanh Ly - Đầm ấm bữa cơm gia đình)
ảnh minh họa
Để có "bữa cơm gia đình người Việt" không chỉ là phụ nữ, các tổ chức đoàn thể đã luôn kêu gọi, tuyên truyền, tạo điều kiện và bỏ không ít tiền của công sức để đào tạo, hướng dẫn, tổ chức các cuộc thi. Mục tiêu cuối cùng cũng là để duy trì và phát huy hạnh phúc gia đình, nền tảng của xã hội, tạo điều kiện để thế hệ tương lai của đất nước có đủ sức khỏe, tinh thần, trí lực và tình cảm để xây dựng một đất nước phồn vinh.
Để làm được điều đó không chỉ là phát triển kinh tế, hạ tầng giao thông, dịch vụ công cộng, tiện ích và tiện nghi cho cuộc sống, bảo vệ môi trường, v.v... mà quan trọng là hình thành nền nếp quen thuộc ngay từ nhỏ để khi lớn lên và trưởng thành, có ích cho xã hội, tất cả mọi người đều cảm nhận và cố gắng duy trì, phát huy.
Trong xã hội không ít người không có bữa cơm gia đình, vì hoàn cảnh và điều kiện công tác như hầu hết cán bộ, chiến sĩ trong lực lượng vũ trang, đặc biệt ở biên cương, hải đảo. Những người làm nhiệm vụ không theo giờ giấc thông thường phải chấp nhận hy sinh không có bữa cơm gia đình, xã hội và người dân biết ơn họ.
Có khá nhiều thương nhân, giàu có, nhà cao cửa rộng và khá nhiều quan chức, cán bộ có chức quyền do công việc, do giao dịch làm ăn và thói quen "nhà hàng, khách sạn" chẳng bao giờ có bữa cơm gia đình. Họ xem đó là chuyện thường và vấn đề họ quan tâm là chức vụ, tiền bạc hay mối quan hệ ngoài xã hội.
Phần lớn còn lại người dân lao động, cán bộ, công chức bình thường, giáo viên, công nhân, hoc sinh, sinh viên, v.v.. hiếm ai không mong muốn bữa cơm gia đình và họ ý thức sâu sắc tác dụng và ảnh hưởng của nó đến sức khỏe, đời sống, tình cảm và cả đạo lý.
Thay đổi giờ làm, giờ học đã khiến hầu hết các gia đình công chức, người lạo động bỗng chốc bị "đẩy" ra hàng quán hay ăn uống vội vàng, dung tục, thiếu văn hóa. Hậu quả sẽ nhìn thấy rõ chỉ sau vài ba tháng chắc chắn tỷ lệ người mắc bệnh tiêu hóa gia tăng, sức khỏe suy sụp, tâm lý căng thẳng; gia đình lục đục, con cái với cha mẹ và cả với nàng dâu bất hòa, chi phí gia dình và xã hội gia tăng do dịch vụ tăng lên và lãng phí đồ ăn, điện nước; tích lũy không còn; thành phố sẽ gia tăng các dịch vụ từ ăn uống, đưa đón và cả những dịch vụ trái với luân thường đạo lý, hạnh phúc gia đình, nền tảng xã hội sẽ lung lay... một thành phố bất ổn và khó sống cho tất cả người cư ngụ.
Một số người cho rằng "phải để trẻ tự lập sớm như phương tây" và “thay đổi chẳng ảnh hưởng gì” bởi hoặc họ không có con đang học phổ thông, hoặc họ chẳng bao giờ gần gũi, chăm sóc chúng, tất cả đều thuê bằng tiền họ kiếm được hay họ thường xuyên trở về nhà sau khi đã no say, nhảy nhót thả cửa đến thâu đêm; họ càng không hiểu ở các nước đó hệ thống an sinh xã hội và an toàn cho con người rất tốt, hiếm có cảnh chen lấn, xô đẩy, giành chỗ, chặn đường cướp giật đồ đạc của học sinh, bắt cóc trẻ em ngay cổng trường học, dụ dỗ bé gái đi bụi hay ép buộc cưỡng hiếp trắng trợn... Họ sống trong điều kiện hoàn toàn khác người lao động và mong muốn của họ là "đường thông thoáng" để xe ô tô của họ không bị kẹt cho dù phải hy sinh quyền lợi của ai, kể cả trẻ em không phải là con cái họ.
Đáng buồn thay, tắc đường là do người lớn, do quy hoạch, do quản lý, do thất thoát, do ý thức người lớn kém, do đủ thứ sai lầm người lớn gây ra. Nhưng để "giảm tắc" người ta hy sinh bữa cơm gia đình, phá bỏ nền tảng xã hội và nét văn hóa người Việt, hy sinh quyền được chăm sóc, học tập, nghỉ ngơi, vui chơi của các em. Mai sau đất nước sẽ về đâu hay chỉ có những con người chỉ biết hùng hục kiếm tiền, ăn nhà hàng và tranh giành nhau để được quyền lợi bằng tất cả những gì mình có thể làm, không cần đến 1 gia đình thực sự, liệu một xã hội sinh hoạt và nếp sống bấp bênh, phản khoa học như vậy có phải là mục tiêu hướng đến của chúng ta.
Quá thất vọng và bức xúc dù chúng tôi ở TP nhỏ chưa rơi vào hoàn cảnh đó, không hiểu vài năm nữa có cơ quan nào, ai đã có số liệu để so sánh tỷ lệ trẻ hư hỏng, bỏ học, đi buị, tỷ lệ ly hôn ... tại TP đã và đang áp dụng "đổi giờ để giảm ùn tắc' hay không ? Nếu tỷ lệ cao hơn ai sẽ bị cách chức như “ý tưởng sốc” của Bộ trưởng? Còn Bộ trưởng và các cán bộ liên quan “vô can” sẽ lại “rút kinh nghiệm” và lại đề ra giải pháp khác?
- Thời điểm không khí lạnh mạnh nhất của mùa đông năm nay diễn ra khi nào?
- Soi profile của Hoa hậu Thanh Thủy - Miss International 2024: Học thức đỉnh cao, tài sắc vẹn toàn
- Lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
- Trùm giang hồ 'Bình Kiểm' lên kế hoạch bắt cóc ca sĩ, người mẫu
- 5 cái tên bị luật cấm đặt khai sinh ở Việt Nam, đó là tên nào?
- Tại sao vàng giảm giá khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?
- Tỉnh nào có tuổi thọ thấp nhất Việt Nam?
- Vụ rơi máy bay quân sự tại Bình Định: 2 phi công thoát nạn thế nào?