Vừa được vài bước chị nghe tiếng rầm sau lưng, ngoảnh lại thấy tảng đá khổng lồ xô đổ tường lao thẳng vào nơi chị vừa nằm.
Những tảng đá khổng lồ rơi vào nhà ông Thanh. |
Một ngày sau vụ sạt lở đá tại núi Rồng làm 3 ngôi nhà ở xã Nghi Thiết (huyện Nghi Lộc, Nghệ An) hư hỏng, nhiều người dân vẫn chưa hết bàng hoàng. Ngồi trong ngôi nhà bừa bộn đất, đá cùng đồ đạc bị vỡ, hỏng, chị Nguyễn Thị Nghĩa (48 tuổi) thất thần kể lại giây phút thoát chết.
"6h sáng 11/9, tôi đang nằm trên giường thì nghe tiếng cây phía trên núi ngã rào rào. Nghĩ là mưa to nên cây ngã, tôi liền vùng dậy rời khỏi giường để ra phía sau xem. Vừa đi được 2 bước thì nghe tiếng rầm sau lưng. Ngoảnh lại đã thấy tảng đá đè sập tường và chiếc giường ngủ", chị Nghĩa kể.
Hoảng sợ, chị chạy ra trước cửa thì nghe thêm những tiếng động lớn ở phía sau. Vấp phải chiếc ghế, chị bị ngã bất tỉnh ngay ở bậc thềm.
Anh Nguyễn Văn Hiến (32 tuổi, công an viên xã Nghi Thiết) nghe tiếng rầm rầm đoán chắc là vụ đá lăn nên vừa chạy dọc đường vừa nhìn lên đỉnh núi để tìm vết đá lăn xuống. Chạy ngang nhà chị Nghĩa, anh thấy đá lăn khắp nơi.
"Tôi vượt tường rào chạy vào thấy chị nằm giữa thềm, tay khua đi khua lại, miệng nói không thành tiếng. Tôi dìu chị ra phía ngoài để đề phòng đá tiếp tục lăn. Nhìn sang hai ngôi nhà sát đó cũng thấy cảnh tương tự", anh Hiến kể.
Chưa hết bàng hoàng, chị Đào (25 tuổi, sát nhà chị Nghĩa) cho biết, khác với mọi ngày, tối hôm đó chị và hai con nhỏ (1 và 3 tuổi) không ngủ ở chiếc giường phía ngoài mà lại vào nằm ở gian buồng.
"Sáng sớm tôi dậy bắc nồi cơm, hai cháu vẫn nằm ngủ trên giường. Bỗng nghe tiếng rào rào trên núi, tôi chưa định thần chuyện gì thì lát sau một tiếng rầm vang lên. Tôi chạy ra gian nhà ngoài thấy hòn đá to bằng xô nước lọt qua mái ngói rơi trúng chiếc giường bỏ trống", chị Đào nhớ lại.
Trong 3 ngôi nhà bị đá đè trúng thì gia đình chị Nguyễn Thị Phơ (51 tuổi) được cho là may mắn nhất vì 4 mẹ con đều đang làm thuê ở Hà Nội. Khi người thân gọi điện báo nhà bị đá đè sập, mẹ con chị xin gia chủ tạm ứng tiền rồi bắt xe về quê gấp.
"Mấy mẹ con tiết kiệm gần chục năm mới dựng được ngôi nhà nhỏ này gần 3 năm. Thế mà bây giờ bị sập rồi thì không biết khi nào mới có tiền tu sửa", chị Phơ khóc.
Nghe tin nhà sập, anh Hồ Văn Thanh (chồng chị Nghĩa) đang trên thuyền đánh cá gần bờ vội lao về. Nhìn nhà cửa tan hoang, đồ đạc có giá trị coi như mất, anh kể, sống ở đây hơn 20 năm nhưng khi nào cũng trong trạng thái nơm nớp lo lở núi. Hôm nay thoát chết rồi nhưng không biết ngày mai và sau này thế nào.
Ông Phạm Văn Lân, Trưởng xóm Rồng cho biết, xóm có 132 hộ dân với 550 nhân khẩu, thì khoảng 110 hộ là sống dưới chân núi Rồng. Ngay sau vụ sạt lở, xóm và xã đã thăm hỏi các gia đình bị thiệt hại, di dời 15 hộ dân nằm trong vùng nguy hiểm.
2 năm trước, khu vực này cũng xảy ra sạt lở đất khiến 5 gia đình bị nứt nhà, nhưng không ai thương vong.
Clip đang được xem nhiều nhất: Nhóm thanh niên ngăn cô gái nhảy cầu
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%