Để có được những tấm huy chương cho Thể thao Việt Nam, không ít VĐV đã phải miệt mài khổ luyện, hy sinh tuổi trẻ, hạnh phúc cá nhân, thậm chí cả tính mạng để cống hiến cho nền thể thao nước nhà. Họ cần được bảo vệ và có những chế độ phúc lợi xứng đáng...
|
Trong tập luyện và thi đấu thể thao, bất cứ lúc nào hay thời điểm nào, các VĐV cũng luôn phải đối mặt với nguy cơ chấn thương rình rập. Khi chẳng may đã gặp phải chấn thương rồi thì không phải ai cũng có cơ hội hay điều kiện để chữa trị dứt điểm chấn thương ấy để tiếp tục sự nghiệp thể thao của mình hay chí ít là cũng trở lại cuộc sống của một con người bình thường trong xã hội.
Từ những bài học quá khứ
Trong vòng 10 năm trở lại đây, khi Thể thao Việt Nam đã ngày càng phát triển, khẳng định được chỗ đứng vững chắc của mình trong khu vực Đông Nam Á, từng bước tiếp cận đến tốp đầu khu vực châu Á và vươn ra tầm thế giới, thì đi kèm với sự thăng tiến về thành tích, nguy cơ chấn thương cũng luôn thường trực, đe dọa sự nghiệp thi đấu của các VĐV đỉnh cao. Có thể kể ra đây những trường hợp điển hình hay có thể nói là hy hữu của TTVN, các VĐV đã chịu ảnh hưởng trực tiếp của những chấn thương nặng và không phải ai cũng được điều trị đến nơi, đến chốn.
Sau thành công tại SEA Games 26, Nguyệt Ánh đang chờ để được phẫu thuật. Ảnh: Quốc Khánh
Năm 2003, trong một buổi tập chuẩn bị cho SEA Games 22 tổ chức trên sân nhà, đô vật Lê Thị Huệ của ĐT vật QG đã bị chấn thương gãy đốt sống cổ. Từng là một VĐV trẻ, niềm hy vọng của vật VN nhưng do không được quan tâm, đầu tư chữa trị nghiêm túc như bây giờ mà cô gái này đã phải sớm từ giã sự nghiệp thể thao mà mình muốn theo đuổi.
Dù các bác sỹ đã cứu được mạng sống cho cô nhưng Lê Thị Huệ phải quay về với cuộc sống thường nhật, gắn liền với đôi nạng và chiếc xe lăn. Sau Huệ, có hàng loạt trường hợp VĐV bị chấn thương nặng khác như VĐV bóng chuyền của Quảng Ninh, Vũ Thị Huệ, rồi thủ môn Kim Hồng của ĐT bóng đá nữ QG hay cầu thủ Thanh Trường của đội Nguyễn Hoàng Kiên Giang… Tất cả họ vì những lý do khác nhau mà đều phải kết thúc sự nghiệp thi đấu sớm bởi gặp chấn thương và điều kiện chữa trị cũng không thể đáp ứng được trọn vẹn.
Và hiện thực
Để có được những tấm huy chương cho Thể thao Việt Nam, không ít VĐV đã phải miệt mài khổ luyện, hy sinh tuổi trẻ, hạnh phúc cá nhân, thậm chí cả tính mạng để cống hiến cho nền thể thao nước nhà. Họ cần được bảo vệ và có những chế độ phúc lợi xứng đáng với những gì họ đã cống hiến. Tuy nhiên, hiện nay cơ chế điều trị chấn thương cho VĐV dựa trên bảo hiểm và tự thanh toán, nếu vượt khung bảo hiểm.
Trong cả hai trường hợp này, cơ chế chi trả cho VĐV phụ thuộc vào thành tích của VĐV và mối quan hệ giữa VĐV đó với các cơ quan chủ quản gồm các đoàn thể thao của các địa phương, các đoàn thể thao ngành, các liên đoàn thể thao và Tổng cục Thể dục Thể thao. Cơ chế này thời gian qua bộc lộ nhiều hạn chế do Tổng cục TDTT cũng như các liên đoàn luôn ở trong tình trạng eo hẹp kinh phí.
Việc Công ty cổ phần nghe nhìn toàn cầu (AVG) lên kế hoạch thành lập Qũy hỗ trợ VĐV chấn thương được coi là tín hiệu đáng mừng cho những người làm thể thao nước nhà nói chung. Được biết, Qũy hỗ trợ VĐV thể thao chấn thương sẽ chính thức ra đời vào ngày 5/1. Quỹ được vận động quyên góp, vận động tài trợ trong nước và nước ngoài nhằm thực hiện mục tiêu hoạt động cho Quỹ và tiếp nhận tài sản do các cá nhân, tổ chức trong nước và ngoài nước tài trợ theo đúng tôn chỉ mục đích và theo quy định của pháp luật. Vốn ban đầu của Qũy dự kiến là 2 tỷ đồng. Thời gian đầu, Quỹ sẽ hỗ trợ các Liên đoàn bóng đá, điền kinh, thể dục, taekwondo, vovinam, bóng rổ.
Đại diện AVG cho biết: “Quỹ ra đời sẽ mang lại nhiều lợi ích cho các VĐV thể thao trong việc chữa trị chấn thương. Tuy nhiên, hoạt động của quỹ cũng chỉ là hỗ trợ, không làm thay nhiệm vụ của Tổng Cục TDTT và các đoàn thể thao ở các tỉnh, thành”.
- Ông là đại gia đầu tiên ở Hà Nội sắm ô tô, bất động sản trải dài từ Bắc đến Nam, từng lập ra bản di chúc gây chấn động
- Từ 1/7/2025: Có 6 trường hợp được phép lựa chọn hưởng lương hưu hoặc BHXH một lần, ai không biết quá thiệt thòi
- Hoa hậu từng bị miệt thị nhan sắc như 'cá chùi kiếng': Dung mạo thay đổi, cuộc sống đáng ngưỡng mộ
- Hoa hậu Quốc tế Thanh Thủy về Việt Nam: Diện áo dài nền nã, nhan sắc qua camera thường cực đỉnh
- Cây gỗ 50 tỷ đồng nhiều người dùng để nhóm lửa vì không biết giá trị
- Cái tên được đặt nhiều nhất Việt Nam: Khoảng 5 triệu người trùng tên, cứ ra đường là hầu như có thể gặp
- Tăng lương hưu lần 3 khi Luật BHXH có hiệu lực? Đối tượng nào sẽ được tăng lương hưu?
- Khởi tố, bắt giam ca sĩ Chi Dân và người mẫu Andrea Aybar