Nằm ở trung tâm thủ đô Seoul, chùa Gakhwang-sa - một trong những địa danh được công nhận di sản của Hàn Quốc.
Vẻ cổ kính của ngôi chùa in dấu trên những kiến trúc hiện đại của thành phố |
Tôi đến thăm chùa Gakhwang-sa vào một ngày đầu xuân 2013. Dù nằm giữa thủ đô sầm uất, giữa những tòa cao ốc, khu mua sắm hiện đại, Gakhwang-sa vẫn không mất đi vẻ thanh tịnh và cổ kính của một danh lam cổ tự.
Đầu năm mới, chùa đón nhiều khách tới thăm và cầu lễ. Khuôn viên chùa đông đúc nhưng hầu như ai cũng yên lặng, sự trang nghiêm của ngôi chùa trăm tuổi vì thế không bị đánh mất.
Giống như văn hóa lễ chùa và sinh hoạt Phật giáo trên khắp xứ Hàn, tại Gakhwang-sa người ta cảm nhận được sự tĩnh tại, sâu lắng và rất thứ tự trong từng hoạt động.
Khách thập phương lễ chùa đầu năm mới trong chánh điện
Theo phong tục tại Hàn Quốc, người lễ chùa thường mang trái cây, gạo, đèn cầy hoặc tiền lẻ để công đức. Nhưng thay cho việc thắp nhang nghi ngút hay đốt vàng mã, họ có những hành động thành tâm khác như xếp đá ở chùa và khi xếp phải thật nhẹ nhàng để thể hiện sự thành kính. Tại nhiều ngôi chùa còn có khu vực riêng dành cho những ai muốn viết lời ước, tên tuổi.
Ở đó có những phiến đá, mỗi người viết lên trên những lời cầu mong về sức khỏe, hạnh phúc hoặc tiền tài và chúng sẽ được chôn tại chùa.
Khu chánh điện chùa Gakhwang-sa
Hành lang với những họa tiết, tranh gỗ độc đáo
Khu chánh điện là nơi để mỗi phật tử cầu khấn ước mong cho riêng mình, cho gia đình hoặc cho đất nước. Trong không gian trang nghiêm, khi vào khu chánh điện, mọi người phải bỏ giày dép từ ngoài hành lang để đi chân trần. Ban đầu, không ít du khách như tôi có cảm giác e ngại vì không thấy bảo vệ trông nom bất kỳ hoạt động nào trong khi số lượng người tham gia rất đông, nhưng mọi thứ đã không làm tôi thất vọng, mọi hoạt động đều diễn ra trong trật tự.
Trong sự yên tĩnh của đất Phật, bên cạnh hình ảnh cầu lễ của phật tử với những phong tục riêng của người dân xứ kim chi, kiến trúc ngôi chùa thu hút tôi ngay từ những bước đầu tiên. Ở khu chánh điện có ba tượng Phật lớn là Phật Thích Ca chính giữa, Phật A Di Đà bên phải và Phật Dược Sư bên trái. Đó là những pho tượng rất quý, đã được công nhận di sản của thành phố Seoul.
Trên trần chánh điện được trang trí đèn lồng nhiều màu sắc, hình dáng hoa văn bắt mắt. Trên mỗi đèn đều có lời cầu chúc của những người đóng góp cho việc hoạt động chùa.
Trong quần thể chùa Gakhwang-sa còn nhiều công trình đặc sắc khác như bảo tháp bảy tầng (ngay trước khu chánh điện), điện Cực Lạc, cổng Một Cột, tháp Chuông… với những chi tiết trang trí tuyệt đẹp và cực kỳ tinh xảo mà bất cứ du khách nào viếng thăm cũng cố dành thời gian chiêm ngưỡng. Tất cả đã tạo nên một danh thắng Phật tự có tiếng, thu hút không chỉ khách trong nước mà còn du khách từ nhiều nước.
Hàng ngàn đèn lồng được treo theo tín ngưỡng, rất đẹp và thu hút
Những món quà lưu niệm mang đậm văn hóa Hàn Quốc
Sau khi tham quan, du khách thường ghé quầy lưu niệm để lựa chọn cho mình một chút lộc đầu xuân. Trong không gian chùa rộng lớn, đây dường như là khu duy nhất người ta có thể cảm nhận không khí cuộc sống đời thường. Đồ lưu niệm phong phú như gạo nếp, muối, chậu cây mini, búp bê hoặc các đồ lưu niệm được làm thủ công hay công nghiệp cũng nhuốm đầy tinh thần dân tộc, văn hóa truyền thống xứ Hàn.
Rất nhiều du khách thích thú chọn mua những món đồ tâm linh theo đạo Phật cũng như quà lưu niệm mang đậm văn hóa xứ kim chi này.
Clip đang được xem nhiều nhất: Võ Hoàng Yến vỡ òa xúc động khi biết tin được làm mẹ, tiết lộ từng tránh mặt 'nửa kia' vì lý do tuổi tác
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%