Nhiều loại nông sản thực phẩm sạch từ trang trại đến bàn ăn sẽ có mặt trên thị trường trong dịp Tết Ất Mùi.
Tết này, 'áo gấm' sẽ hết đi đêm |
Đây là thành quả bước đầu của hơn 2 năm TP HCM triển khai đề án xây dựng mô hình thí điểm quản lý theo “chuỗi thực phẩm an toàn” giai đoạn 2011-2015. Theo ban quản lý đề án, mặc dù sản phẩm tham gia chuỗi còn ít về sản lượng và chủng loại nhưng năm 2015, thị phần các mặt hàng này sẽ tăng mạnh do đã hoàn tất những khâu khó nhất của đề án.
Khởi đầu gian khó
Tại “Bàn tròn doanh nhân” tổ chức tuần này, ông Huỳnh Lê Thái Hòa, Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm TP HCM - thành viên thường trực ban quản lý đề án xây dựng mô hình thí điểm quản lý theo “chuỗi thực phẩm an toàn” giai đoạn 2011-2015, cho biết: Quản lý thực phẩm theo chuỗi là sự phối hợp giữa các ban, ngành và các tỉnh cung cấp thực phẩm cho TP HCM để kiểm soát bằng được từ con giống, vật nuôi, cây trồng, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn gia súc… đối với nuôi trồng.
Các sản phẩm chuỗi phải sơ chế đúng theo quy định khi lưu thông cũng như được bán ở những nơi đủ điều kiện bảo quản và khu vực riêng biệt để người tiêu dùng dễ nhận biết. Cuối cùng, sản phẩm thuộc chuỗi đưa vào nhà máy chế biến để cho ra những sản phẩm công nghiệp cho người tiêu dùng hoặc sản phẩm thuộc chuỗi đi nơi chế biến như dịch vụ ăn uống vào bếp ăn người tiêu dùng. Nói nôm na là quản lý được từ trang trại đến bàn ăn.
Đến nay, TP HCM đã có 31 cơ sở tham gia chuỗi với sản lượng gần 46.000 tấn/năm. Trong đó, rau quả đạt 14.541 tấn/năm, thịt 17.319 tấn/năm, thủy sản 6.204 tấn/năm, sản phẩm khác 7.800 tấn/năm và trứng gà phát triển mạnh nhất với gần 126 triệu quả/năm. Ngoài ra, còn có 19 cơ sở tiềm năng thuộc các lĩnh vực rau quả, thịt, trứng và thủy hải sản có thể tham gia chuỗi vào đầu năm 2015.
Trứng và thịt gà được xem là 2 sản phẩm dễ thực hiện chuỗi do TP HCM có quy định các sản phẩm gia cầm bán trên thị trường phải có bao bì đóng gói cùng với giấy chứng nhận kiểm dịch kèm lô hàng. Vì thế, trong 4 doanh nghiệp (DN) đầu tiên được công nhận chuỗi thực phẩm an toàn thì có 3 DN sản xuất, kinh doanh sản phẩm trứng; 1 DN với sản phẩm thịt gà.
Công ty CP Phát triển nông nghiệp Thanh niên Xung phong (Adeco) là đơn vị đầu tiên được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện tham gia “chuỗi thực phẩm an toàn” vào cuối năm 2013. Ông Vũ Minh Long, tổng giám đốc công ty, cho biết để đạt được kết quả này là không dễ. Các lao động trực tiếp tại trang trại đa phần có trình độ học vấn thấp. Dù họ rất cần cù, chăm chỉ nhưng tham gia đề án chuỗi, họ phải thực hiện hàng loạt thủ tục hành chính rồi đến bảo hộ lao động, ghi chép…
“Đó là cực hình đối với họ. Thay đổi tư duy, thói quen của người lao động rất khó, chúng tôi phải giải thích cho họ hiểu những việc làm tưởng “không cần thiết” là có lợi cùng với những chế độ ưu đãi cụ thể thì công việc mới trôi chảy được” - ông Long dẫn chứng.
Chấp nhận lỗ chờ người tiêu dùng nhận diện
Thực tế, trước đó, các sản phẩm thuộc chuỗi an toàn này đã đi ra thị trường theo kiểu “áo gấm đi đêm”, người tiêu dùng chưa nhận biết được.
Ông Dương Anh Tuấn, Giám đốc Công ty TNHH MTV Chăn nuôi Bình Minh, cho hay đơn vị có đủ năng lực cung ứng thịt gà được kiểm soát theo chuỗi gấp 3 lần hiện nay nhưng vì chưa có thị trường nên đành bán sản phẩm qua nhiều kênh khác nhau (kể cả gà lông), không mang thương hiệu của Bình Minh. “Dù giá thành cao hơn ít nhất 5% nhưng giá bán ra thị trường vẫn bằng thịt gà bình thường do nhiều người chưa biết đến chứng nhận chuỗi thực phẩm an toàn. Đây là cái khó của những người đi tiên phong nhưng hy vọng sắp tới, khi người tiêu dùng nhận biết được thì DN sẽ thu lợi về sau” - ông Tuấn nói.
Tương tự, trứng Ba Huân, sản lượng được quản lý theo chuỗi được chứng nhận lên đến 65,7 triệu quả/năm nhưng được người tiêu dùng biết đến là “trứng bình ổn” nhiều hơn.
Thừa nhận hiệu quả kinh tế cũng như phản hồi từ người tiêu dùng chưa như mong đợi nhưng ông Vũ Minh Long xác định đây là một cuộc chơi lâu dài. Ông kiến nghị TP HCM đã quy định giá bán cho hàng bình ổn thì cũng nên có giá định hướng đối với các sản phẩm thuộc chuỗi (cao hơn thị trường) nhằm ghi nhận cho một quy trình quản lý chặt chẽ để có sản phẩm an toàn đến người tiêu dùng.
Về phương diện quản lý, ông Huỳnh Lê Thái Hòa đồng cảm với những khó khăn mà các đơn vị tham gia chuỗi với vai trò là “công thần”. Ông cho biết năm 2015, ban quản lý đề án sẽ tăng cường hỗ trợ, quảng bá cho các sản phẩm thuộc chuỗi. Ngoài ra, với nguyên tắc quản lý chuỗi, các DN sau này muốn có sản phẩm công nghiệp dán nhãn chuỗi buộc phải lấy nguyên liệu từ các DN cung cấp nguyên liệu thuộc chuỗi. Khi đó, những DN tiên phong sẽ có lợi thế vì đã sẵn sàng nguồn hàng.
Clip đang được xem nhiều nhất: Những hình ảnh đầu tiên bên trong nơi diễn ra tang lễ của cố nghệ sĩ Chí Tài
- Bí ẩn bộ lạc nguyên thủy mạnh nhất thế giới: Dùng tay xé xác dã thú, sinh con chỉ cần ngồi xổm
- Cô là 'Đát Kỷ đẹp nhất', 2 đời chồng, hiện gia sản trăm tỷ vẫn không ai dám cưới
- Người già có thể duy trì 'đời sống vợ chồng' được bao lâu? Nhiều hơn hay ít hơn có nghĩa là sống thọ?
- Loại gỗ đắt nhất thế giới được mệnh danh là 'vàng xanh', Việt Nam sở hữu có chất lượng tốt nhất, giá lên tới 20 tỷ đồng/kg
- Ông là đại gia đầu tiên ở Hà Nội sắm ô tô, bất động sản trải dài từ Bắc đến Nam, từng lập ra bản di chúc gây chấn động
- Từ 1/7/2025: Có 6 trường hợp được phép lựa chọn hưởng lương hưu hoặc BHXH một lần, ai không biết quá thiệt thòi
- Hoa hậu từng bị miệt thị nhan sắc như 'cá chùi kiếng': Dung mạo thay đổi, cuộc sống đáng ngưỡng mộ
- Hoa hậu Quốc tế Thanh Thủy về Việt Nam: Diện áo dài nền nã, nhan sắc qua camera thường cực đỉnh
- Cây gỗ 50 tỷ đồng nhiều người dùng để nhóm lửa vì không biết giá trị
- Cái tên được đặt nhiều nhất Việt Nam: Khoảng 5 triệu người trùng tên, cứ ra đường là hầu như có thể gặp
- Tăng lương hưu lần 3 khi Luật BHXH có hiệu lực? Đối tượng nào sẽ được tăng lương hưu?
- Khởi tố, bắt giam ca sĩ Chi Dân và người mẫu Andrea Aybar