Chỉ nên duy trì ngày Tết của truyền thống dân tộc, không nhất thiết phải cho cán bộ, công nhân viên nghỉ ngày Tết của phương Tây là ý kiến của bạn đọc tiếp nối Diễn đàn "Có nên đón Tết hội nhập?"
|
Theo chị Vũ Thu Hằng, công tác tại Sở Thông tin – Truyền thông Hải Phòng, không nên gộp hai kỳ nghỉ Tết lại với nhau. Vì mỗi dịp lễ là khoảng thời gian quý báu để người lao động có thể nghỉ ngơi, lấy lại tinh thần để làm việc tốt hơn
"Nếu gộp hai dịp Tết chỉ để kéo dài thời gian nghỉ hơn thì không hợp lý, thực tế dịp Tết âm lịch cũng đã được nghỉ tương đối dài ngày rồi. Hơn nữa, với những người làm trong một số ngành mà đòi hỏi áp lực về thời gian như y tế, xây dựng... nếu nghỉ lễ dài ngày sẽ gây ảnh hưởng nhất định đến công việc của họ", chị Hằng nói.
Trong khi bà Đào Kim Mã, giáo viên trường mầm non Nam Hà (Kiến An) cho rằng, ngày Tết dương lịch thường là của các nước phương Tây. Việt Nam chỉ nên duy trì ngày Tết của truyền thống dân tộc. Vì vậy, không nhất thiết phải cho cán bộ, công nhân viên nghỉ ngày Tết của phương Tây.
Lý do "bỏ qua" kỳ nghỉ Tết dương lịch được bà Kim Mã lý giải "Với cán bộ, công chức, cả năm làm việc chỉ mong có dịp được nghỉ ngơi để đi có thời gian thư giãn, đi du lịch đâu đó. Vào dịp nghỉ Tết truyền thống hiện nay hầu như mỗi người Việt Nam thường chăm lo đến truyền thống gia đình, chúc Tết bạn bè, người thân. Quay đi quay lại đã thấy hết Tết và đến lúc phải đi làm. Vì vậy nếu ngày Tết được nghỉ dài hơn sẽ tạo điều kiện cho mỗi người dân có thời gian nghỉ ngơi lâu hơn. Trong khi kỳ nghỉ Tết dương lịch chỉ có 2-3 ngày nếu gộp lại kỳ nghỉ Tết truyền thống của Việt Nam sẽ dài ngày hơn. Mỗi người có thể sử dụng thời gian rảnh rỗi một cách có ý nghĩa hơn".
Anh Vương Hải Long, Công ty TNHH đầu tư tư vấn KHL cho rằng, đối với người Việt, Tết cổ truyền dân tộc từ lâu ăn sâu trong tiềm thức mỗi người dân. Tuy nhiên đối với các doanh nghiệp Tết Âm lịch thời gian được nghỉ không nhiều.
Một số cơ quan, đơn vị cán bộ, nhân viên còn phải phân công thay nhau trực Tết nên thời gian nghỉ Tết bị chi phối. Đặc biệt, nhiều ngành công nghiệp nặng, cán bộ công nhân viên cả năm dồn hết công sức cho công việc nên cũng ảnh hưởng sức khỏe. Nếu được nghỉ dài hơn sẽ tạo điều kiện cho cán bộ, công nhân viên thoải mái, phục hồi lại sức khỏe, chuẩn bị tinh thần tốt hơn để bắt tay vào công việc sau Tết.
Thời gian đầu năm mới, Công ty nào cũng thường tổ chức cho nhân viên đi du lịch đầu xuân. Đi du lịch thường được tổ chức sau Tết. Một số cơ quan lạm dụng đi du lịch ảnh hưởng đến công việc.
"Một số cơ quan hành chính ở các địa phương, nơi người dân đến giao dịch thường xuyên nhưng không ít trường hợp sau Tết cán bộ, nhân viên đi tham quan, du lịch nên ảnh hưởng đến công việc của người dân", anh Long nói.
Anh Long ủng hộ gộp 2 kỳ nghỉ Tết vì "Nếu có thể gộp cả nghỉ Tết dương lịch để được nghỉ Tết âm lịch dài ngày sẽ hợp lý hơn vì người lao động được nghỉ ngơi dưỡng sức thời gian khá dài, mà các cơ quan có thể tổ chức đi du lịch luôn vào dịp này để không ảnh hưởng đến thời gian làm việc sau Tết".
Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam thì cho quan điểm khá chuyên môn khi cho rằng "Nghỉ tết dài sẽ giảm mật độ giờ cao điểm".
Theo ông Hùng, thực tế nếu nghỉ Tết Nguyên đán và Tết Dương lịch quá gần nhau có thể gây ra nhiều tốn kém cho người dân. Tuy nhiên việc nghỉ tết dài cũng có những mặt tích cực của nó.
Nghỉ tết dài sẽ khiến việc về quê ăn tết của người dân rải rác hơn, đỡ tăng mật độ trong giờ cao điểm. Mặt khác việc nghỉ tết dài còn kích thích tiêu dùng, tạo cho sản xuất phát triển. Đây cũng là thời điểm kích cầu hiệu quả.
Về việc VN có nên đón Tết hội nhập, gộp 2 kỳ nghỉ Tết, để người dân đón Tết dương lịch như phương Tây, để thuận tiện cho công việc kinh doanh, làm ăn với nước ngoài thời hội nhập, ông Hùng thẳng thắn "Không lấy cái riêng để giải quyết cho cái lâu dài. Vì thế cá nhân tôi ủng hộ chủ trương nghỉ tết mà chúng ta đang áp dụng".
- Chữ cái duy nhất không xuất hiện trong tên của bất kỳ tỉnh, thành nào tại Việt Nam, là chữ gì?
- Con phố nào giàu nhất Hà Nội, người gốc Thủ đô chưa chắc đã biết chính xác?
- Từ 1/7/2025, đối tượng nào được hưởng lợi khi trợ cấp khi nghỉ hưu tăng gấp 4 lần mức cũ
- Những lần thủy quái xuất hiện ở Việt Nam: Người Pháp từng bắt gặp, có loài đến nay vẫn còn tồn tại?
- Từ 1/1/2025: Những đối tượng này sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?