Tiếp nối Diễn đàn "Có nên đón Tết hội nhập?" với chủ đề "Đón Tết cổ truyền âm lịch, lỡ cơ hội phát triển đất nước?", xin đăng tải ý kiến của các chuyên gia, học giả về vấn đề này.
|
Đón Tết cổ truyền âm lịch, lỡ cơ hội phát triển đất nước?
Phản đối ý tưởng Tết hội nhập, GS sử học Lê Văn Lan khẳng định, đó là ý kiến "vớ vẩn"(!). Lý giải về điều này, GS Lê Văn Lan cho rằng, Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán là hai Tết có ý nghĩa hoàn toàn khác nhau trong cuộc sống của người Việt. Nếu gộp chung vào một kỳ nghỉ thì chẳng khác nào đem trộn lẫn nước và lửa.
Nhà sử học Lê Văn Lan: "Không thể gộp 2 cái Tết làm một được".
Ông cho biết, ở đây không đơn giản chỉ là chuyện nghỉ nhiều hay nghỉ ít, không phải về định lượng mà là 2 sự kiện chất lượng khác nhau. Tết cổ truyền là giá trị truyền thống của Việt Nam đã được lưu truyền từ mấy ngàn năm vì cộng đồng, vì gia đình, và vì đất nước trên tinh thần "tống cựu nghinh tân", vì thế không thể gộp 2 cái Tết làm một được.
GS cũng không bỏ qua trường hợp nhiều sáng kiến tưởng là cải tiến nhưng lại thành... cải lùi vì những biến tướng của ngày Tết thường thấy hiện nay cũng xuất hiện nhan nhản ở các ngày lễ khác mà vẫn không giảm thiểu được.
Chia sẻ quan điểm của minh, T.S xã hội học Trịnh Hòa Bình cho rằng : “Có gộp người dân vẫn nghỉ”
Gộp Tết âm-dương lịch như trộn nước với lửa?
T.S Trịnh Hòa Bình: "Việc nghỉ tết dài cũng gây nhiều phiền toái"
"Tôi cho rằng chẳng ai có thể gộp được hai kỳ nghỉ tết Âm lịch và Dương lịch làm một được. Vì tập quán của chúng ta từ xa xưa đã thế rồi nên không thể lấy kỳ nghỉ tết âm lịch thay dương lịch được và ngược lại".
Tuy nhiên việc nghỉ tết dài cũng gây nhiều phiền toái nhất là khi hai cái tết quá gần nhau như lần này, khi hai kỳ nghỉ chỉ cách nhau hơn 20 ngày.
Tuy nhiên việc nghỉ tết Dương lịch theo quy định chỉ có một ngày, nhưng kỳ nghỉ này rơi vào thứ bảy và chủ nhật nên mới thành ba ngày.
Nhưng quan điểm của tôi cũng không nên cho một kỳ nghỉ tết quá dài, tới 9 này như năm nay. Vì nếu nghỉ dài ngày như vậy thì công việc sẽ “nhão” ra. Mặt khác trước kỳ nghỉ tết hai ngày và sau kỳ nghỉ tết ba ngày (tổng cộng là năm ngày) người lao động thường chơi chứ không làm việc.
Như vậy sẽ mất hơn nửa tháng. Phương án này chỉ phù hợp trong hoàn cảnh nông nhàn: tháng giêng là tháng ăn chơi, tháng hai trồng đậu, tháng ba trồng cà… Vì thế dù có gộp hai kỳ nghỉ lại thì người ta vẫn cứ nghỉ chứ không thể khắc phục được. Thật khó để có thể gộp hai kỳ nghỉ làm một.
Trái ngược với các ý kiến trên, nhà văn Trần Thị Trường lại tỏ ra khá cởi mở với ý tưởng Tết hội nhập. Là người có thời gian sống ở nước ngoài nên nhà văn không ngại nếu Việt Nam thay vì tách riêng nghỉ một ngày Tết dương lịch thành nghỉ từ Nonel đến hết ngày 1/1.
Với một kỳ nghỉ dài hạn, người dân sẽ chủ động được với những kế hoạch nghỉ ngơi của mình. Người lao động cũng không phải nghỉ lắt nhắt mà sẽ có nhiều thời gian để ở bên gia đình nhiều hơn.
Khi được hỏi Tết hội nhập có sợ sẽ đánh mất đi bản sắc văn hóa hay không, nhà văn tự tin khẳng định, bản sắc văn hóa nằm ở nhiều phương diện, mà phong tục chỉ là một phương diện. Phong tục cũng quan trọng nhưng cốt lõi phải là tinh thần.
- Thời điểm không khí lạnh mạnh nhất của mùa đông năm nay diễn ra khi nào?
- Soi profile của Hoa hậu Thanh Thủy - Miss International 2024: Học thức đỉnh cao, tài sắc vẹn toàn
- Lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
- Trùm giang hồ 'Bình Kiểm' lên kế hoạch bắt cóc ca sĩ, người mẫu
- 5 cái tên bị luật cấm đặt khai sinh ở Việt Nam, đó là tên nào?
- Tại sao vàng giảm giá khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?
- Tỉnh nào có tuổi thọ thấp nhất Việt Nam?
- Vụ rơi máy bay quân sự tại Bình Định: 2 phi công thoát nạn thế nào?