Gluten, loại protein tổng hợp hiện hữu trong thực phẩm thông dụng hàng ngày. Tuy nhiên, với một số người thì gluten là “thủ phạm” gây giảm thể trọng, tiêu chảy, suy dinh dưỡng, mất năng lượng cơ thể hoặc lo lắng khi bạn không thể dung nạp gluten.
|
Những biểu hiện do không dung nạp gluten có thể là dị ứng với gluten qua những sản phẩm từ lúa mì, yến mạch và lúa mạch đen. Tuy vậy, vẫn còn nhiều thực phẩm giúp bạn bổ sung đầy đủ dinh dưỡng và an toàn cho sức khỏe.
Thay đổi khẩu vị nhờ thực phẩm chứa lúa mì
Do tầm quan trọng của chế độ ăn uống với thực phẩm không chứa gluten nên các nhà sản xuất đã cho ra đời nhiều sản phẩm ngon miệng hoàn toàn không chứa gluten hoặc lúa mì. Chúng có thể là món thay thế cho lúa mì thông thường hoặc dùng để tạo mùi vị hấp dẫn cho món ăn.
Chocolate không chứa Gluten
Nó là một trong những thực phẩm quan trọng nhất đối với người không dung nạp một số thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng. Chocolate chế biến theo cách cổ truyền thường chứa nhiều loại sữa khác nhau, lúa mì và sản phẩm từ đậu nành có thể gây bệnh không dung nạp gluten. Tuy nhiên, bạn có thể thưởng thức loại chocolate hữu cơ hoặc thức uống từ chocolate nóng hoặc món bánh nướng thơm ngậy mùi chocolate.
Bánh mì không chứa Gluten
Tuy hầu như các loại bánh mì đều có chứa lúa mì, nhưng bạn vẫn có thể tìm mua loại không chứa thành phần tại một số nơi khác, như bánh mì, bánh mì bắp và bánh mì chế biến từ bột gạo hoặc bột đậu nành hoặc bánh mì sandwiche và sản phẩm có nguồn gốc từ bánh mì, mà không sợ dị ứng.
Ngũ cốc không chứa Gluten
Ngũ cốc dạng xốp đơn giản và ngũ cốc xốp bắp sẽ thích hợp nếu bạn không có thói quen ăn điểm tâm, trong khi ngũ cốc nguyên hạt và bỏng ngô được chế biến từ đường hữu cơ và bột cao lương là món ăn vặt ngọt ngào trong ngày.
Đừng quên thực phẩm khác
Chẳng hạn như một số thức uống như trà, cà phê, thức uống nhẹ và nước hoa quả 100%. Tuy nhiên, bạn cần xem kỹ nhãn hiệu khi chọn trà và cà phê có kèm ghi chú không chứa gluten. Các loại đậu khô, bơ đậu phộng, bơ hạt điều vẫn tốt cho bạn khi ăn kèm với bánh mì có chọn lọc như trên. Nếu có thói quen ăn nhiều trái cây thì mùa nào thức đó, mọi loại trái cây và rau củ tươi vẫn có thể tiêu thụ bình thường. Cũng đừng loại bỏ các loại dầu thực vật như dầu ô liu, dầu cải, nước xốt trộn xà lách và mayonnaise hoặc shortening khi chế biến các món ăn.
Nhiều người có tâm lý dị ứng với thực phẩm đông lạnh, nhưng thực tế các loại trái cây và rau củ làm lạnh đơn giản, kem, nước đá cũng như món bánh quế thơm ngon không chứa gluten đều tốt cả. Các chế phẩm từ sữa như sữa, sữa gạn bớt kem béo, kem chua và đậu hũ, trứng, bánh gạo và phó mát chẳng nguy hại gì nếu chúng xuất hiện trong khẩu phần trong ngày của bạn. Thịt bò và thịt gia cầm còn tươi sống, cá các loại và tôm cua, sò, hến có thể tiêu thụ hàng ngày cũng như món hot dog và thịt nguội, nếu chọn loại đóng gói hoặc có bao bì sẵn bạn nhớ kiểm tra thành phần bảo quản trên nhãn hiệu của chúng.
Bên cạnh món ăn vặt từ ngũ cốc không chứa gluten, bạn có thể chọn thêm món khoai tây và bắp chiên, trái cây khô, bánh nướng làm từ đậu nành hoặc bánh gạo… cũng rất hấp dẫn và không kém phần ngon miệng.
- Thời điểm không khí lạnh mạnh nhất của mùa đông năm nay diễn ra khi nào?
- Soi profile của Hoa hậu Thanh Thủy - Miss International 2024: Học thức đỉnh cao, tài sắc vẹn toàn
- Lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
- Trùm giang hồ 'Bình Kiểm' lên kế hoạch bắt cóc ca sĩ, người mẫu
- 5 cái tên bị luật cấm đặt khai sinh ở Việt Nam, đó là tên nào?
- Tại sao vàng giảm giá khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?
- Tỉnh nào có tuổi thọ thấp nhất Việt Nam?
- Vụ rơi máy bay quân sự tại Bình Định: 2 phi công thoát nạn thế nào?