Rất nhiều vụ tai nạn thậm chí dẫn đến chết người từ những chiếc nắp cống, hố ga để hở đã mang lại cho người dân nỗi ám ảnh về một hung thần đường phố mới.
Tai nạn từ nắp cống, hố ga: Ám ảnh ẩn họa trên đường phố (ảnh minh họa) |
Mùa mưa năm nào đến, những chiếc nắp cống để hở vẫn cứ tồn tại, tai nạn chết người vì nắp cống để hở năm nào cũng xảy ra. Vậy ai sẽ phải là người chịu trách nhiệm cho những tai nạn và tình trạng tính mạng người dân bị đe dọa một cách vô lý như vậy bao giờ mới kết thúc?
Bé trai 9 tuổi chết dưới hố ga
Sau 3 ngày nỗ lực tìm kiếm, cuối cùng thi thể bé trai 9 tuổi bị rơi xuống hố ga đã được tìm thấy. Trước đó, vào ngày 6/9/2014, bé La Văn Tỷ đã bị ngã xuống một miệng cống trên đường 22/12 tại thị xã Thuận An (Bình Dương). Lực lượng tìm kiếm bé cho biết cống rất sâu và đầy nước, mọi công cuộc tìm kiếm là vô cùng khó khăn bởi ngay cả người nhái cũng không thể thâm nhập vào cống. Cuối cùng, cơ quan chức năng đã phải chặn dòng chảy ở đầu cống rồi bơm nước và bùn ra ngoài. Xung quanh khu vực tìm kiếm, đất được đào tung lên gặp mưa trở nên nhão nhoét.
Cuối cùng 23h ngày 8/9/2014 thi thể của bé Tỷ cũng đã được tìm thấy. Nạn nhân mặc quần ngắn, đầu phình to và cơ thể đang có dấu hiệu phân hủy. Mẹ cháu bé đã như điên dại khi nhìn thấy thi thể con.
Chết người liên tiếp do hố ga
Năm 2010, Thành phố Hồ Chí Minh đã xảy ra những vụ chết người liên tiếp do hố ga. Ngày 1/8/2010, một ‘hố tử thần’ sâu 2m, đường kính 3m xuất hiện tại ngã 4 Phú Nhuận khiến người dân vô cùng hoang mang. Tiếp ngay sau đó là hàng loạt vụ tai nạn xảy ra tại thành phố Hồ Chí Minh vì hố tử thần. Ngày 14/9, một chiếc taxi đâm đầu vào hố tử thần trên đường Lê Văn Sỹ.
Đặc biệt trên địa bàn quận Phú Nhuận trước đó, chị Hà Tuyết Mai thiệt mạng do vướng nắp cống hố ga trên đường Kha Vạn Cân, và bị xe tải đâm chết. Một trường hợp khác là anh Vũ Hồng Thái chết do rơi xuống cống thoát nước trên đường Tô Ngọc Vân.
Những chiếc hố ga mất mắt luôn chứa những ẩn họa khôn lường trên đường phố (ảnh minh họa)
Võ sư chết do lao xuống hố ga
Công an quận Thanh Xuân (Hà Nội) ngày 23/7/2014 cho biết lực lượng chức năng đã phát hiện của võ sư võ sư Trần Hưng Quang (88 tuổi), trưởng môn phái Bình Định Gia, trú tại Hà Nội chết dưới một cống nước không đậy nắp.
Trước đó, gia đình nạn nhân cho biết võ sư này đi khỏi nhà từ hôm 17/7 và không thấy về. Công an cho biết, ông Hưng chết do trượt gã từ trên đường xuống hố thoát nước. Hố ga xảy ra tai nạn thuộc hệ thống thoát nước của đường vành đai 3 qua đường Khuất Duy Tiến. miệng nắp rộng 70x70cm. Lòng hố kích thước 1mx1m, độ cao từ miệng tới lòng hố khoảng 2,2m.
Bé trai 1 tuổi chết dưới cống nước
Ngày 13/7/2014, một vụ tai nạn thương tâm đã xảy ra tại phường Ngọc Thụy, quận Long Biên, Hà Nội. Nạn nhân là cháu Trần Bảo Nguyên (1 tuổi) bị rơi xuống hố ga mất nắp tại công trường thi công cầu Đông Trù và tử vong ngay sau đó.
Theo lời kể của nhân chứng, vào khoảng 16h ngày 13/7/2012, bé Trần Văn Tùng (7 tuổi) bé em họ là Trần Bảo Nguyên (1 tuổi) đi chơi bị vấp ngã và rơi xuống hố ga cầu Đông Trù. Ngay sau khi phát hiện vụ việc người dân ngay lập tức tìm kiếm trong hố ga với độ sâu gần 4m nhưng chỉ vớt được cháu Tùng, còn cháu Nguyên đã bị nước cuốn trôi. Vào thời điểm diễn ra vụ việc, Tùng bế Nguyên ra khu vực gần hố ga xem thả diều, do không chú ý, bé Tùng vấp phải hố ga và cả 2 anh em đều bị rơi xuống. Lực lượng công an phường Ngọc Thụy và thợ lặn đã tích cựu tìm kiếm cháu bé nhưng phải đến sáng hôm sau thi thể của bé Nguyên mới được tìm thấy. Bé Nguyên là con trai duy nhất của anh Trần Văn Kiên tạm trú tại phường Ngọc Thụy, phường Long Biên. Hiện trường xảy ra vụ việc nằm đối diện với gian nhà cha mẹ nạn nhân đang thuê sống.
Làm gì để tai nạn thương tâm không diễn ra?
Rất nhiều ý kiến của người dân và chuyên gia đã chỉ ra rằng, cần phân cấp rõ ràng về đối tượng sở hữu những con đường tại Việt Nam. Khi xảy ra tai nạn xảy ra tại con đường, chiếc cống của đơn vị nào quản lý thì đơn vị đó phải chịu trách nhiệm. Để làm được điều đó, cần phân cấp trách nhiệm một cách thật rạch ròi để mỗi đơn vị chịu trách nhiệm pháp lý cụ thể cho từng loại tai nạn trên đường.
Nếu việc thi công, duy trì, bảo dưỡng các cống thoát nước, các hố ga được phân công cho một đơn vị quản lý chính thì việc tắc trách, gây hại cho người dân, gây tai nạn cho người đi đường, đơn vị đó phải chịu trách nhiệm pháp lý và bồi thường thiệt hại. Tiếp theo, ngay cả khi đã phân công cho các đơn vị quản lý thì chính quyền các cấp vẫn phải quản lý, kiểm tra thường xuyên các con đường, nắp cống để đảm bảo an toàn cho người dân. Nếu không làm tốt việc này, chính quyền quản lý cũng phải chịu trách nhiệm pháp lý và bồi thường cho người dân nếu tai nạn xảy ra. Và cuối cùng, nếu các đơn vị quản lý tắc trách, gây tai nạn nghiêm trọng thậm chí gây chết người thì tùy theo từng trường hợp có thể truy cứu hình sự đối với từng cá nhân quản lý. Chỉ có làm như vậy, tính mạng người dân mới có thể không bị đe dọa bởi những hố ga, miệng cống để hở.
Clip đang được xem nhiều nhất: Mẹ bị tố dàn dựng chụp ảnh con ngoài cổng trường: “Tôi sai nhưng mọi người cần hiểu vấn đề”
- Thời điểm không khí lạnh mạnh nhất của mùa đông năm nay diễn ra khi nào?
- Soi profile của Hoa hậu Thanh Thủy - Miss International 2024: Học thức đỉnh cao, tài sắc vẹn toàn
- Lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
- Trùm giang hồ 'Bình Kiểm' lên kế hoạch bắt cóc ca sĩ, người mẫu
- 5 cái tên bị luật cấm đặt khai sinh ở Việt Nam, đó là tên nào?
- Tại sao vàng giảm giá khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?
- Tỉnh nào có tuổi thọ thấp nhất Việt Nam?
- Vụ rơi máy bay quân sự tại Bình Định: 2 phi công thoát nạn thế nào?