Bệnh nhân cùng lúc “một cổ đôi tròng” vừa chịu nỗi đau bệnh tật vừa gồng mình chiến đấu với cái rét căm căm. Trong khi đó, người nhà của họ cũng đang vật vạ nơi gốc cây, ghế đá giữa trời đông giá rét.
|
BV quá tải vì thời tiết rét mướt kéo dài.
Tối qua, nghe bản tin thời tiết dự báo nhiệt độ hôm nay tại Hà Nội cao nhất cũng chỉ 14 đến 16 độ C. Vậy mà tại hầu hết các BV trên địa bàn thủ đô, hàng trăm con người vẫn phải gồng mình chống chọi với cái rét cắt da cắt thịt ở nơi gốc cây, ghế đá. Bên cạnh họ lúc nào cũng “thủ” sẵn phích nước nóng, phòng khi tay chân run lên cầm cập - rót cốc nước nóng, họ vừa ngồi vừa xuýt xoa.
Đi chăm chồng tại BV Bạch Mai, bác Lộc (Ninh Bình) buồn rầu nói: “Nhà tôi chủ quan, tắm lạnh rồi lên cơn đột quỵ phải đưa đi cấp cứu từ mấy hôm trước. Thỉnh thoảng, cháu trai cũng ghé vào thay phiên cho mẹ chợp mắt lấy sức nhưng nói thật “con chăm cha không bằng bà chăm ông”, tôi chẳng yên tâm tý nào nên phải túc trực ở đây”.
Người nhà đi chăm sóc bệnh nhân vạ vật tại các BV.
Tại Viện Tim mạch Quốc gia, khi những con gió rít qua khe cửa cũng đủ làm người ta rùng mình thì ngay ngoài sân của viện, nhiều người không khỏi chạnh lòng chứng kiến cảnh kẻ đứng, người ngồi vật vạ, la liệt khắp nơi. Một manh chiếu tả tơi, một mảnh chăn mỏng dính, có khi chỉ là tà áo vắt ngang người “phơi mình” giữa trời đông rét mướt.
Lạnh thật đấy nhưng trong số họ ai cũng tự nhủ thầm rằng: “Sau một đêm dài mất ngủ (vì mải trông người nhà), hãy cố gắng chợp mắt đi. Kẻo ốm ra đấy thì lấy đâu ra người chăm sóc”. Có lẽ, trong tâm trí họ chắc hẳn vẫn còn một nỗi lo toan lớn hơn đó là ở khu điều trị kia, liệu bao giờ người nhà mình mới khỏi bệnh mà xuất viện?
Trong khi bác sĩ và bệnh nhân "chiến đấu" giành giật sự sống phía trong buồng bệnh...
Thì ở ngoài, người thân của họ cũng gồng mình chống chọi với giá rét.
Ngồi co ro trên chiếc ghế đá lạnh ngắt, chị Nguyễn Thị Thạch (Thái Bình) cho hay, bố chị bất ngờ bị tăng huyết áp rồi tai biến mạch máu não phải chuyển viện điều trị. Chị và cậu em trai đã ở viện 3 ngày nay với chiếc chăn chiên đã nhàu nát.
“Rét mướt thế này, người trẻ tuổi còn đổ bệnh huống hồ các cụ già. Nhanh mà qua cái tao đoạn này chứ không thì chị em tôi cũng chẳng thể chịu nổi, sinh bệnh mất thôi. Tết nhất đến nơi rồi không biết bao giờ mới được về đoàn tụ cả nhà”- chị Thạch thở dài ngao ngán.
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Người có tuổi thọ ngắn sẽ có 6 triệu chứng khi đi bộ, nếu bạn không có thì xin chúc mừng bạn đã có sức khỏe dồi dào
- Ba loại thực phẩm cấm kỵ ăn chung với thịt bò, nhưng nhiều người vẫn mắc phải
- Ăn mì ăn liền nhiều có bị ung thư không? WHO: Có 6 thực phẩm thực sự gây ung thư, hãy tránh càng xa càng tốt
- Con phố nào giàu nhất Hà Nội, người gốc Thủ đô chưa chắc đã biết chính xác?
- Từ 1/1/2025: Những đối tượng này sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành