Dự thảo quy hoạch tổng thể phát triển thương mại trên địa bàn TP.Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đề xuất xây dựng 9 trung tâm mua sắm, hội chợ quy mô lớn cấp vùng và quốc tế.
|
Quy hoạch do Sở Công Thương làm chủ đầu tư, dự kiến trình HĐND TP.Hà Nội phê duyệt trong kỳ họp thứ tư sắp tới.
Sẽ có những trung tâm thương mại quốc tế như Parkson được xây tại khu vực Tây Hồ Tây. Ảnh: L.Q.V
Hạn chế xây chợ mới ở nội thành
Đại diện Sở Công Thương cho biết: Trong số 9 trung tâm mua sắm sẽ xây dựng có 5 trung tâm mua sắm cấp vùng tại khu đô thị (KĐT) Long Biên, huyện Sóc Sơn, thị trấn Chúc Sơn và các đô thị Hòa Lạc, Phú Xuyên. KĐT Long Biên được xác định là địa điểm xây dựng một trung tâm thương mại cấp vùng. Đặc biệt, tại KĐT Tây Hồ Tây sẽ được xây dựng một trung tâm thương mại quốc tế. Hai trung tâm hội chợ triển lãm quốc tế sẽ được xây dựng tại xã Mỹ Đình (huyện Từ Liêm) và KĐT Đông Anh.
Cũng theo Sở Công Thương, hiện trên địa bàn TP.Hà Nội có 14 trung tâm thương mại, chiếm khoảng 15% số trung tâm thương mại cả nước, chủ yếu tập trung ở các quận, bình quân 2 quận, huyện mới có gần 1 trung tâm thương mại, khá thấp so với TP.Hồ Chí Minh (mỗi quận/huyện có 1,5 trung tâm thương mại) và các trung tâm thương mại tại Hà Nội chủ yếu có quy mô vừa và nhỏ.
Dự thảo quy hoạch tổng thể phát triển thương mại trên địa bàn Hà Nội cũng đưa ra định hướng phát triển mạng lưới chợ khá rõ ràng với nhiều giải pháp khắc phục yếu kém của mạng lưới chợ hiện tại. Đối với chợ thành thị, theo dự thảo quy hoạch, TP sẽ hạn chế xây chợ mới ở nội thành, lựa chọn một số chợ quy mô lớn (trên 10.000m2) để nâng cấp, cải tạo thành một số chợ trung tâm của quận, TP với quy mô hạng I, đồng thời nâng cấp và cải tạo để hình thành các chợ bán lẻ nông sản, thực phẩm tươi sống hạng II (diện tích từ 5000-10.000m2) ở các phường, liên phường phục vụ nhu cầu hằng ngày của dân cư. Một số chợ dân sinh loại nhỏ có diện tích dưới 2.000m2 từng bước chuyển hoá thành các siêu thị hạng III, cửa hàng thực phẩm, cửa hàng tiện lợi. Kết hợp việc di dời các chợ bán buôn nông sản trong nội thành để xây mới các chợ bán buôn nông sản quy mô lớn.
Hình thành một số chợ đầu mối bán buôn
Đối với chợ nông thôn, TP sẽ tập trung vào việc cải tạo, di dời, xây dựng mới để bảo đảm có đủ chợ dân sinh quy mô hạng III ở các xã. Cải tạo, nâng cấp hoặc xây mới các chợ thị trấn, thị tứ thành các chợ lớn hơn, có quy mô hạng I, II để trở thành chợ trung tâm của huyện hoặc của một tiểu vùng gồm nhiều xã trong huyện, làm hạt nhân của mạng lưới chợ dân sinh ở các xã. Đối với chợ không cố định hoặc không thường xuyên như chợ đồ cũ, chợ hoa, cây, sinh vật cảnh, chợ văn hoá-du lịch, chợ Tết âm lịch, chợ đêm, chợ họp theo giờ, chợ cuối tuần... cần được bố trí không gian phù hợp, đồng thời đảm bảo quản lý tốt hoạt động các chợ này.
Với chợ đầu mối, TP dự kiến cho phép hình thành và phát triển một số chợ đầu mối bán buôn nông sản, thực phẩm tổng hợp cấp vùng quy mô diện tích khoảng 30ha. Phát triển các chợ đầu mối bán buôn thành những thị trường trung tâm bán buôn hàng nông sản của cả nước, áp dụng các phương thức giao dịch hiện đại. Trong đó có 4 chợ đầu mối nông sản thực phẩm cấp vùng tại Long Biên - Gia Lâm, các KĐT Hòa Lạc, Mê Linh, Phú Xuyên, 4 chợ đầu mối khác quy mô nhỏ hơn gồm một chợ đầu mối nông sản thực phẩm ở Thanh Oai, một chợ chuyên doanh thủy sản ở Hoàng Mai, một chợ chuyên doanh hoa - cây cảnh ở Tây Hồ và chợ Hà Vỹ (huyện Thường Tín).
- Thời điểm không khí lạnh mạnh nhất của mùa đông năm nay diễn ra khi nào?
- Soi profile của Hoa hậu Thanh Thủy - Miss International 2024: Học thức đỉnh cao, tài sắc vẹn toàn
- Lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
- Trùm giang hồ 'Bình Kiểm' lên kế hoạch bắt cóc ca sĩ, người mẫu
- 5 cái tên bị luật cấm đặt khai sinh ở Việt Nam, đó là tên nào?
- Tại sao vàng giảm giá khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?
- Tỉnh nào có tuổi thọ thấp nhất Việt Nam?
- Vụ rơi máy bay quân sự tại Bình Định: 2 phi công thoát nạn thế nào?