Loại cây mọc dại khắp Việt Nam nhưng lại là ‘thuốc’ bổ gan, tốt cho xương khớp
Thứ ba, 25/07/2023 17:10

Vì là cây mọc dại nên ít ai xem trọng loại cây này. Thực tế thì chúng có những dược tính rất đáng sử dụng.

Đó chính là cây xấu hổ hay còn gọi là cây mắc cỡ, cây thẹn, cây trinh nữ, hàm tu thảo. Tên khoa học là Mimosa pudica L, thuộc họ đậu. Cây xấu hổ mọc hoang ở khắp nơi trên nước Việt Nam, nhất là những nơi đất trống, ven đường,…

BSCKII Huỳnh Tấn Vũ, Trưởng đơn vị khám ban ngày, Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM (Cơ sở 3) cho biết cây xấu hổ là loài mọc dại nhưng có những dược tính làm thuốc ít người biết tới. Tất cả các bộ phận của cây đều có thể sử dụng được. Cành và lá được thu hái vào mùa khô, rễ cây được đào quanh năm.

Theo các nghiên cứu khoa học, dịch chiết xuất từ rễ cây xấu hổ chứa minosa có khả năng ức chế sự hoạt động của các men hyaluronidase và protease có trong nọc độc của các loài rắn. Nước chiết xuất từ lá khô của cây xấu hổ có khả năng chống trầm cảm.

Trong y học cổ truyền, cây xấu hổ có vị ngọt, se, tính hơi hàn, có ít độc, quy kinh vào phế. Rễ của nó được dùng để chữa bệnh đau nhức xương khớp, sốt rét, kinh nguyệt không đều. Hạt thì dùng để trị hen suyễn và gây nôn. Lá của cây lại được sử dụng để làm thuốc ngủ và dịu thần kinh.

Theo bác sĩ Huỳnh Tấn Vũ, cây xấu hổ có tác dụng chữa được nhiều bệnh như đau nhức, xương khớp, chân tay tê bại, đau lưng, suy nhược thần kinh, mất ngủ… nên được áp dụng rất nhiều trong các bài thuốc khác nhau.

Những người bị đau lưng, nhức mỏi gân sử dụng rễ cây xấu hổ 20-30g rang lên sau đó tẩm rượu rồi lại sao vàng, đem đi sắc lấy nước với rễ cúc tần 20g, bưởi bung 20g, rễ đinh lăng 10g, cam thảo dây 10g.

Người bị đau nhức xương khớp thì dùng rễ cây xấu hổ phơi khô lấy khoảng 120g đem rang lên sau đó tẩm rượu có nồng độ từ 30-40 độ rồi lại đem rang cho khô. Rang xong thì đem sắc với 600ml nước đến khi còn khoảng 300ml thì chia thành 3 lần uống cho 1 ngày.

Ngoài rễ thì lá và thân cây cũng là vị thuốc quý tốt cho gan, chữa suy nhược thần kinh mất ngủ, cao huyết áp,…

Bác sĩ Vũ cho biết, cây xấu hổ có tác dụng bảo vệ gan. Bài thuốc gợi ý là 40g cây xấu hổ sắc nước uống hàng ngày. Người bị zona lấy lá cây xấu hổ giã nát và đắp vào vị trí cần chữa trị.

bai-thuoc-tu-cay-xau-ho-2

Dưới đây là một số bài thuốc khác từ cây xấu hổ mà bạn có thể tham khảo:

Chữa huyết áp cao

Dùng các dược liệu gồm trinh nữ 6g, hà thủ ô 8g, trắc bá diệp 6g, bông sứ cùi 6g, tang ký sinh 8g, đỗ trọng 6g, lá vông nem 6g, hạt muồng ngủ 6g, kiến cò 6g, địa long 4g đem sắc nước uống. Bạn cũng có thể tán thành bột để vo viên uống hàng ngày.

Chữa suy nhược thần kinh, mất ngủ

Dùng 15g cây xấu hổ, 15g cúc bạc đầu, 30g me đất đem đi sắc nước uống hàng ngày vào buổi tối.

Chữa viêm phế quản mạn tính

Bạn dùng 30g cây xấu hổ, 16g rễ lá cảm đem đi sắc nước uống 2 lần mỗi ngày.

Có một lưu ý là cây xấu hổ không được sử dụng cho người bị suy nhược cơ thể, người bị hàn và đặc biệt là phụ nữ đang mang thai.

Giaitri.thoibaovhnt.vn

Nguồn: https://www.giaitri.thoibaovhnt.com.vn/loai-cay-moc-dai-khap-viet-nam-nhung-lai-la-thuoc-bo-gan-tot-.. Nguồn: https://www.giaitri.thoibaovhnt.com.vn/loai-cay-moc-dai-khap-viet-nam-nhung-lai-la-thuoc-bo-gan-tot-cho-xuong-khop-731507.html

Clip đang được xem nhiều nhất: CLIP: Khoảng khắc xe 'hổ vồ' đè bẹp xe con làm 3 người chết, 1 người bị thương

Tag: Cây xấu hổ , thuốc bổ gan , thuốc tốt cho xương khớp