Nhiều người cho rằng, cách nhìn về quán cơm 2.000 của Nguyễn Quang là vô nhân đạo, thiếu tình thương với đồng loại.
Quán cơm 2000 đồng ở TPHCM |
Một cách nhìn vô nhân đạo
Từ lâu, quán cơm 2.000 tại Sài Gòn cũng như nhiều tỉnh thành khác đã đem lại cơ hội cho nhiều người nghèo. Đây cũng là một hành động “rất đẹp” của tình người. Thế nhưng, mới đây, trên mạng lại xuất hiện một bài viết mang tên “Một góc nhìn về cơm 2.000 đồng” của tác giả Nguyễn Quang (ở Milton Keynes, Anh Quốc) lại có những ý kiến trái ngược.
Trong bài viết này, Nguyễn Quang viết: "Về mặt kinh tế, rõ ràng khi quán 2 nghìn bán được 1 suất cơm, đâu đó ở thành phố, một quán cơm bình thường sẽ ế một suất cơm. Nếu quán 2 nghìn mở cạnh một hàng cơm bất kỳ, chủ quán cơm bán 20 nghìn 1 suất đó phải đổi nghề, do không thể cạnh tranh lại.
Vì cùng một suất cơm với ngần ấy thức ăn, mà một hàng lại bán cao hơn đối thủ đến mười lần, đương nhiên khách sẽ chọn phương án cơm 2 nghìn. Cứ một quán cơm 2 nghìn được mở, đồng nghĩa một quán cơm bình thường khác phải đóng cửa, kéo theo hàng loạt lao động bị mất việc.
Đến anh lấy nước gạo nuôi lợn cũng mất phần mà phải ngậm ngùi quay gót. Những chủ quán cơm bình thường hoàn toàn không có lỗi khi mở quán để kiếm tiền. Họ phải thuê cửa hàng, nhân công, trả tiền thuế, tiền điện, nước... và không thể bán phá giá như quán 2 nghìn đồng.
Một sự cạnh tranh bất bình đẳng liệu có công bằng cho họ? Họ cũng đóng thuế như bao doanh nghiệp, nhưng ai sẽ bảo vệ họ với cú bán phá giá tuyệt đối gây ra bởi hàng cơm 2 nghìn bên cạnh? Khách của những quán cơm hai nghìn thường là lao động ngoại tỉnh, lao động nghèo, xe ôm, ve chai, xe ôm, hàng rong, ăn mày... Vấn đề nằm ở chỗ, họ ở đâu khi chưa có cơm 2 nghìn? Có thể họ tự nấu ăn hoặc ăn quán, nhưng chắc chắn giá bán phải nhiều hơn 2 nghìn”.
Không chỉ thế, tác giả bài viết này cho rằng: “Những kẻ hưởng lợi trước tiên từ cơm 2 nghìn là những kẻ chăn thầu ăn mày. Thầu ăn mày nghĩa là một anh nuôi độ chục trẻ nít. Anh ta trả cho bố mẹ lũ trẻ một khoản tiền để đưa các em lên thành phố làm ăn mày, với nhiệm vụ mỗi ngày phải nộp số tiền ăn xin được”.
Nhưng có lẽ, điều khiến mọi người cảm thấy khó hiểu nhất là tác giả này lại cho rằng, chính những quán cơm 2.000 này lại là nguyên nhân tích cực cho những người dân nghèo nhập cư để bám trụ vào thành phố.
Tác giả viết: “Quá nhiều lao động ngoại tỉnh tràn vào thành phố đã khiến khắp nơi quá tải và ngột ngạt. Phần đông số này xả rác khắp nơi, phóng uế bừa bãi, ngủ vạ vật gầm cầu mái hiện thậm chí giữa hè phố và vô luật pháp”. Bên cạnh đó, Nguyễn Quang còn khẳng định: “Quán cơm 2 nghìn đâu có lựa chọn hoàn cảnh, khi bất cứ ai cũng vào ăn được với tờ bạc 2 nghìn trên tay. Vậy chủ các quán cơm 2 nghìn có chắc nhiều người không tranh thủ vào ăn ké, như cách họ hôi đồ trên xe tai nạn? Cho họ ăn gần như miễn phí liệu có phải cách giúp hay?”.
Cuối cùng bài viết, tác giả nhận định: “Quán cơm 2 nghìn chính là con cá, nó không giúp được vào trọng tâm của vấn đề. Ngược lại, mô hình kinh tế này gây cạnh tranh bất bình đẳng, dồn nhiều lao động ngoại tỉnh về trung tâm, làm suy yếu nghị lực bản thân của người tìm đến ăn, rõ ràng chả việc gì phải cày cuốc kiếm ăn mửa mật, khi mà ăn 1 bữa no tới 24 giờ kế tiếp? Vậy hãy phân vân một chút, điều gì sẽ xảy ra nếu có một trăm quán cơm "2000 đồng" như thế?”.
Sự thật ở đâu?
Trong suốt mấy ngày qua, khi bài viết này xuất hiện trên mạng, đã có rất nhiều ý kiến cho rằng, tác giả có cái nhìn quá võ đoán đối với quán cơm 2.000. Nhiều người sau khi đọc bài viết này cho rằng: “Tác giả là kiều bào, có lẽ là trí thức, nhưng có cách nghĩ không trí thức chút nào”. Hay một ý kiến khác: “Việc làm từ thiện của các mạnh thường quân như thế là rất đáng trọng và được nêu gương. Cũng có thể có những người như Nguyễn Quang nói đến trong bài, nhưng đó là số ít, và phải buồn cho cách suy nghĩ của họ chứ không phải lớn tiếng chỉ trích tất cả”.
Khi đọc bài viết này xong, chúng tôi tự hỏi, không hiểu Nguyễn Quang đã bao giờ lặn lội đến các quán cơm 2.000 này chưa. Bất kể ai, khi bước vào những quán cơm này ở Sài Gòn cũng phải giật mình vì giữa thành phố đô hội lại có vô số những hoàn cảnh đau thương. Đó là bác xe ôm, chiếc áo vá chằng chịt, bưng khay cơm mà nước mắt tuôn trào. Những người bán vé số, suốt ngày lặn lội trên mọi nẻo đường, đến bữa lại tìm đến nơi đây. Không chỉ thế, có hàng nghìn người khác cũng cầm những khay cơm như thế trên tay. Mỗi người đều có những hoàn cảnh khác nhưng, nhưng họ có điểm chung là nghèo và đang tìm kiếm cuộc sống mới.
Chúng tôi từng vào tận bếp để nấu ăn, hỏi từng con người phục vụ nơi đây và có thể khẳng định, nơi này làm thức ăn khá vệ sinh, sạch sẽ. Sở dĩ, họ bán cơm chỉ với giá 2.000 đồng, không phải vì kinh doanh, bán phá giá mà chỉ là vì họ muốn đem lại sự sống, chút thương yêu cho những người khác có hoàn cảnh không có điều kiện giống mình. Sở dĩ, họ bán cơm 2.000 đồng vì có nhiều mạnh thường quân đứng phía sau giúp đỡ.
Có lẽ, khi Nguyễn Quang thâm nhập thực tế vào những quán cơm 2.000 này thì mới vỡ lẽ, nhân viên của quán bên cạnh là những người có lòng từ thiện có có nhiều cậu ấm, cô chiêu. Họ là những người được sinh ra trong “bọc điều”, nhưng cha mẹ lại hướng tới cuộc sống biết chia sẻ yêi thương và làm việc ở chính những nơi này, bản thân họ mới hoàn thiện được mình.
Riêng về việc “bán phá giá” như Nguyễn Quang viết là không đích xác. Trước đây, khi viết những bài viết về quán cơm 2.000, chúng tôi cũng đã trò chuyện với nhiều chủ tiệm cơm bán gần đó, họ khẳng định, không cảm thấy bị tranh giành khách mà lại cảm thấy ấm lòng, vui vẻ vì nếu mình có điều kiện thì cũng làm như thế.
Nguyễn Quang bày đặt chuyện chê người dân lao động nghèo. Chúng tôi tự hỏi, người thân, cha mẹ, tác giả ở Việt Nam có xuất thân từ những người lao động nghèo. Có lẽ, Sài Gòn là vùng đất chật, người đông, không mang đủ ước mơ của mọi người. Tuy nhiên, trong số đó, giờ đây, họ có thể nghèo khổ, mưu sinh bằng chính sức lao động của mình. Và tương lai, biết đâu, họ sẽ đỗ đạt, trở thành bác sĩ, kỹ sư… Mà nếu như, họ không thành đạt, vẫn lao động chân tay thì vẫn đang xây dựng thành phố, đất nước này.
Là một kiều bào, đáng nhẽ, tác giả phải có cách nhìn nhân văn, cảm động trước những hành động “vàng ngọc” ở các quán cơm 2.000 cũng như những cách làm từ thiện khác. Trong khi đó, tác giả lại có cách nhìn võ đoán, khiến những hành động đẹp trở nên “bất thường”.
Hiện nay, có nhiều kiều bào vẫn đang dõi theo cuộc sống của người dân trong nước. Họ vẫn đau đáu và đã về tận tay làm từ thiện, giúp người dân trong nước. Đó là những nghĩa cử đẹp. Có lẽ Nguyễn Quang là một trí thức và chúng tôi mong rằng, tác giả hãy có một cách nhìn đúng như danh xưng mình đang mang.
Clip đang được xem nhiều nhất: Xe container cháy ngùn ngụt trên cầu Lai Vu
- Chữ cái duy nhất không xuất hiện trong tên của bất kỳ tỉnh, thành nào tại Việt Nam, là chữ gì?
- Con phố nào giàu nhất Hà Nội, người gốc Thủ đô chưa chắc đã biết chính xác?
- Từ 1/7/2025, đối tượng nào được hưởng lợi khi trợ cấp khi nghỉ hưu tăng gấp 4 lần mức cũ
- Những lần thủy quái xuất hiện ở Việt Nam: Người Pháp từng bắt gặp, có loài đến nay vẫn còn tồn tại?
- Từ 1/1/2025: Những đối tượng này sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?