Hạt nêm từ lâu đã trở thành thứ gia vị ngon, hấp dẫn các bà nội trợ không chỉ bởi bao bì bắt mắt mà còn từ những lời quảng cáo “có cánh”.
Rất khó có thể chiết xuất ra hạt nêm Knorr từ xương ống & tủy (Ảnh minh họa) |
>> Hạt nêm: Có thực sự là ngọt từ xương ống, tủy?
“Ngon từ thịt, ngọt từ xương”
Từ khi ra đời, hạt nên đã đánh bật thứ gia vị mì chính trước đó được người tiêu dùng bình chọn là không thể thiếu trong bữa cơm gia đình. Thế nhưng, những hiểu biết và sự tin tưởng của người tiêu dùng đã chuẩn xác chưa, khi đặt niềm tin lớn vào một thứ gia vị không chất lượng như những lời quảng cáo trên truyền hình và trên bao bì?
Nhiều gia đình còn dùng thay cho thịt và xương tươi, vì đơn giản họ nghĩ trong bột nêm đã có đầy đủ dưỡng chất vì nó được chiết xuất từ thịt và xương ống heo. Chỉ cần một muỗng nhỏ knorr thì nước dùng ngon, ngọt không kém nước dùng được ninh từ xương…
Theo một số nghiên cứu trong Viện Công nghệ Sinh học và Công nghệ Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội khẳng định:
Thứ nhất: Hạt nêm không thể chiết xuất từ xương, tủy
Theo như lời TS. Nguyễn Duy Thịnh phân tích, thành phần của hạt nêm rất khó được chiết xuất từ xương, xương ống mà chủ yếu từ thịt. Bởi trong xương có chất béo dễ cô đặc và ôi thiu, nên dù có xử lý từ nhiều biện pháp khoa học hiện đại thì xương không thể “đóng gói” và để dùng lâu, bên cạnh đó tủy có mỡ nên không thể bảo quản lâu được.
Thứ hai: Thành phần quảng cáo hàm lượng thịt, xương & tủy không chính xác
Người tiêu dùng phần lớn chỉ để ý tới bao bì phía trước mà ít quan tâm tới những khung thành phần hóa học phía sau của sản phẩm. Hoặc có quan tâm thì cũng không thể hiểu được nhà sản xuất ghi những vị thành phần, công thức hóa học gì. Và trên sản phẩm bột nêm Knorr cũng vậy, lấy điển hình lời quảng cáo trên sản phẩm hạt nêm Knorr “Thành phần bột thịt thăn chiết xuất xương ống & tủy 2,0%...” còn 98% còn lại trong hạt nêm Knorr là những chất phụ gia bao gồm các chất điều vị, hương vị và phẩm màu tổng hợp. Như vậy chỉ với 2,0% bột thịt ít ỏi mà Knorr quảng cáo là được chiết xuất từ thịt heo, xương ống & tủy.
Thứ ba: Thành phần chất điều vị E627, E631 và E621 thực chất là mì chính (bột ngọt)
Trong thành phần của các loại bột nêm như: Maggi, Aji – ngon đều có chứa một số chất điều vị như sodium glutamate (E621), sodium guanylate (E627) hay sodium inosinate (E631). Bản chất E621 là mì chính (bột ngọt). Những chất này không chỉ tạo cảm giác siêu ngọt cho người ăn mà còn mang hương vị của thịt nên người dùng bị quyến rũ bởi nó.
Người tiêu dùng đã từng nghi ngại về những hóa chất có trong mì chính và cũng có thể có cơ sở để "đề phòng" với các loại hạt nêm, Maggi, Aji - ngon... Và điều quan trọng nhất là người tiêu dùng không nên quá lạm dụng vào những thứ gia vị có sẵn này.
Hãy cùng chúng tôi kiểm chứng những lời quảng cáo "quá lời" của hạt nêm Knorr, Maggi, Aji - ngon.
Quảng cáo hạt nêm Miwon (Nguồn VTV)
Phóng sự hạt nêm Knorr trên kênh VTC14
- Thời điểm không khí lạnh mạnh nhất của mùa đông năm nay diễn ra khi nào?
- Soi profile của Hoa hậu Thanh Thủy - Miss International 2024: Học thức đỉnh cao, tài sắc vẹn toàn
- Lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
- Trùm giang hồ 'Bình Kiểm' lên kế hoạch bắt cóc ca sĩ, người mẫu
- 5 cái tên bị luật cấm đặt khai sinh ở Việt Nam, đó là tên nào?
- Tại sao vàng giảm giá khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?
- Tỉnh nào có tuổi thọ thấp nhất Việt Nam?
- Vụ rơi máy bay quân sự tại Bình Định: 2 phi công thoát nạn thế nào?