Massimo Moratti (Inter), Silvio Berlusconi (AC Milan), Florentino Perez (Real Madrid) hoặc Roman Abramovich (Chelsea) đều là những “ông chủ lớn” khét tiếng trong làng bóng châu Âu, và đều giống nhau ở khả năng chi tiền mua sắm ngôi sao rất mạnh mẽ.
|
Thật ra, có chút khác biệt. Perez chỉ là chủ tịch được bầu ra của Real Madrid - một CLB thuộc sở hữu của cả cộng đồng. Nghĩa là trên nguyên tắc, Perez không chi tiền túi để mua sắm ngôi sao cho Real. Nhưng khác biệt liên quan đến cấu trúc CLB ấy xem ra không ảnh hưởng gì đến cách chi tiêu của các ông chủ lớn. Điểm chung vẫn là: ai cũng muốn CLB của mình trở thành bộ sưu tập ngôi sao hàng đầu trong làng bóng đỉnh cao ở châu Âu.
Dấu ấn riêng trong chiến lược Galacticos của Perez là ở chỗ: ông đã làm cho Real trở nên khác hẳn so với bất cứ “bộ sưu tập” nào. Mỗi năm, Real chỉ mua đúng 1 siêu sao và đấy phải là siêu sao số 1 thế giới về danh tiếng. Từ đó, Real chiếm thế áp đảo trên thị trường quảng cáo nhờ tư thế bất khả xâm phạm về mặt hình ảnh. Chiến lược đánh bóng hình ảnh của Real rõ ràng đến nỗi họ không ngó ngàng đến giá trị chuyên môn của Claude Makelele hoặc Ronaldinho đơn giản vì đấy không phải là những ngôi sao… đẹp.
Perez
Berlusconi cũng rất rõ ràng: ông chỉ mượn AC Milan để tiến thân trong lĩnh vực chính trị. Mỗi khi AC Milan gây chú ý trên thị trường chuyển nhượng, hoặc khi đích thân Berlusconi lên tiếng về vấn đề sắp xếp ngôi sao trong đội thì, y như rằng, Italia hoặc khối EU sắp bước vào mùa bầu cử. Thực chất, đấy cũng chỉ là chuyện “màu mè”. Berlusconi tại Milan hoặc Perez tại Real đều không gây ảnh hưởng lớn về mặt chuyên môn đến công việc của ban huấn luyện.
Abramovich cũng vậy. Ai cũng biết là ông rất giàu. Nhưng cái giàu trong bối cảnh tranh tối tranh sáng ở nước Nga sau thời Boris Yeltsin hầu như không được bảo đảm. Khi Abramovich mua lại Chelsea thì tư thế “nhà giàu mới kiểu Nga” của ông đã thay đổi hẳn. Ông chủ Chelsea càng chi đậm thì giá các loại cổ phiếu của các tài sản mà ông sở hữu lại càng tăng, và Abramovich lại càng trở nên giàu hơn. Trong đa số trường hợp, các ngôi sao mà Abramovich rải tiền đưa về sân Stamford Bridge đều đến từ yêu cầu chuyên môn của ban huấn luyện.
Khác biệt chỉ là ở chỗ: để đảm bảo đáp ứng được yêu cầu chuyên môn của ban huấn luyện, Abramovich sẵn sàng chi tiền gấp đôi hoặc gấp ba so với giá thực của các cầu thủ cần mua. Kể từ khi giá dầu thế giới giảm mạnh cách đây khoảng 3-4 năm thì tài sản của Abramovich cũng giảm đáng kể và đấy là lý do vì sao Abramovich không còn gây scandal trên thị trường chuyển nhượng trong vài năm gần đây nữa.
Moratti không có mục đích tiến chiếm ngôi cao trong lĩnh vực chính trị như Berlusconi. Tài sản của ông là loại tài sản gia đình, cha truyền con nối, không thường xuyên biến động như tài sản của Abramovich. Ông cũng không có nhu cầu quảng bá hình ảnh Inter Milan hoặc tranh thủ phiếu bầu của các thành viên CLB như Perez tại Real Madrid.
Những ngôi sao mà Moratti đưa về Inter thường đến từ sự hâm mộ bóng đá thuần túy của ông, giống như một người chủ nhà mua về những món đồ trang trí mà ông ta thích cho chính căn nhà của mình. Những thứ ấy có ảnh hưởng ra sao, làm cho hàng xóm khen hay chê, không quan trọng lắm! Tất nhiên, Moratti bất quá chỉ là một cổ động viên bình thường, với một kiến thức bóng đá chắc chắc cũng chỉ bình thường. Làm sao ông có thể xây dựng một Inter Milan hùng mạnh bằng tình yêu bóng đá của mình!
- Thời điểm không khí lạnh mạnh nhất của mùa đông năm nay diễn ra khi nào?
- Soi profile của Hoa hậu Thanh Thủy - Miss International 2024: Học thức đỉnh cao, tài sắc vẹn toàn
- Lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
- Trùm giang hồ 'Bình Kiểm' lên kế hoạch bắt cóc ca sĩ, người mẫu
- 5 cái tên bị luật cấm đặt khai sinh ở Việt Nam, đó là tên nào?
- Tại sao vàng giảm giá khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?
- Tỉnh nào có tuổi thọ thấp nhất Việt Nam?
- Vụ rơi máy bay quân sự tại Bình Định: 2 phi công thoát nạn thế nào?