Bị bác sĩ đặt vòng tránh thai mà không biết, vòng tránh thai trôi vào bụng, hay vòng bị mủn ra trong cơ thể… là những chuyện không thể tin được về chiếc vòng nhựa này.
Vòng tránh thai không hẳn an toàn với nhiều người |
Hai vợ chồng cưới nhau đã lâu nhưng không có con, họ không hề biết rằng chiếc vòng tránh thai chính là thủ phạm khiến mình bị hiếm muộn.
Đó là câu chuyện của vợ chồng chị Hoàng Thị Nga trú tại Tân Bình, TP.HCM. Anh chị cưới nhau đã hơn 4 năm nay nhưng không có con. Chị Nga tâm sự với bác sĩ, ngày hai vợ chồng còn yêu nhau, họ đã phá thai nhiều lần. Có lẽ vì đã phá thai nên khó có con hơn. Từ sau ngày đó, vợ chồng chị Nga luôn dằn vặt bản thân vì những việc làm nông nổi của tuổi trẻ. Vợ chồng chị Nga không dám đến bệnh viện vì sợ biết được sự thật về bệnh tật. Họ âm thầm chịu đựng căn bệnh.
Đến tháng 7 vừa qua, chị Nga nghe tin có bác sĩ Lê Thị Kim Dung ở Hà Nội vào TP.HCM tư vấn sản khoa. Ngày chị ở Hà Nội, bác sĩ Dung chính là người đã giúp chị đình thai sản. Khi thăm khám, bác sĩ Dung cho biết bà thấy chiếc vòng với cái dây nhỏ “đặc trưng” của những chiếc vòng tránh thai chỉ bà mới có. Bà hỏi ra thì biết trước đó Nga đã nhiều lần hút thai ở phòng khám của bà Dung.
Thấy Nga khốn khổ vì thường xuyên mang thai ngoài ý muốn, bà Dung đã đặt vòng cho cô nhưng Nga không hay biết mà cô cho rằng mình dùng biện pháp tránh thai bằng thuốc nên mới có kết quả không có thai. Sau khi tháo vòng, bác sĩ khuyên vợ chồng Nga có thể bồi dưỡng sức khỏe và chuẩn bị cho việc sinh em bé. Sức khỏe sinh sản của Nga hoàn toàn bình thường, niêm mạc tử cung dày, tốt cho việc thụ thai.
Chị Triệu Thị Ngà trú tại Định Hóa, Thái Nguyên xuống bệnh viện Phụ sản Hà Nội khám với triệu chứng đau bụng, đến tháng bị rong kinh. Có tháng chị Ngà bị đến 20 ngày vẫn không hết.
Vợ đặt vòng tránh thai mà chồng không biết
Chị Ngà xuống khám, thủ phạm của việc rong kinh chính là chiếc vòng tránh thai. Khi bác sĩ hỏi về việc đặt vòng tránh thai, chị Ngà kể sau khi sinh hai đứa con cách nhau 14 tháng, mẹ chị khuyên nên đi đặt vòng tránh có thai ngoài ý muốn. Chị Ngà không được tư vấn tác dụng phụ của vòng tránh thai nên khi có kinh trở lại tháng nào cũng bị chảy nhiều máu và đau bụng.
Gần đây, hiện tượng mất máu xảy ra nhiều hơn. Chị Ngà kể “Da tôi lúc nào cũng xanh xao, có chu kỳ 20 ngày vẫn không hết máu nên tôi đi xuống Hà Nội khám vì sợ ung thư. Nào ngờ nguyên nhân do tôi không hợp với vòng tránh thai”.
Vòng trôi cả vào ổ bụng
Trường hợp của chị Nguyễn Thị Lý trú tại Nguyễn Hoàng Tôn, Hà Nội cũng tương tự. Sau khi sinh con được 3 tháng, Lý đi đến phòng khám sản khoa để đặt vòng tránh thai. Một thời gian sau, chị Nga thấy đau bụng ở vùng hạ sườn, đau đầu. Chị Nga đi khám ở nhiều nơi nhưng không ra bệnh gì.
Khi vào Bệnh viện E khám, bác sĩ thực hiện nọi soi ổ bụng với máy nội soi, ekip bác sĩ sau một hồi tìm kiếm ở mạc nối lớn – vùng dưới gan – đại tràng góc gan và đại tràng ngang nhưng vẫn không nhìn thấy vòng tránh thai. Sau đó phải nhờ sự hỗ trợ của máy X quang C-Arm mới thấy được một vòng tránh thai loại DANA nằm lẫn trong bờm mỡ mạc nối lớn phía trước đại tràng ngang.
Các bác sĩ đã dùng máy cắt đốt đơn cực cắt một đoạn bờm mỡ của mạc nối lớn có chứa vòng DANA cho vào bao cao su và đưa ra ngoài. Sau đó kiểm tra vùng chậu thấy tử cung xơ hóa, buồng trứng và tai vòi bình thường.
Bà Phạm Thị Yến 57 tuổi, trú tại Nghĩa Hưng, Nam Định cũng giống chị Lý. Bà Yên kể năm 37 tuổi dù đã đặt vòng tránh thai nhưng bà Yến vẫn có bầu. Bà đi tới trạm y tế xã khám và tháo vòng. Từ sau khi sinh, bà Yến lại đặt vòng lần nữa.
Đến năm 50 tuổi bà mãn kinh nhưng vẫn không đi tháo vòng vì không có cảm giác lạ. Đến năm ngoái, bà Yến thấy bụng đau âm ý, đau lưng. Bà Yến đi khám ở viện huyện bác sĩ chỉ định sỏi thận nên uống thuốc tan sỏi. Bệnh vẫn không thuyên giảm. Con cái đưa bà Yến lên Hà Nội khám mới phát hiện chiếc vòng tránh thai lạc trong ổ bụng. Do để lâu chiếc vòng bị mủn ra từng miếng nhỏ. Bác sĩ phải mổ để đưa chiếc vòng tránh thai ra ngoài.
Clip đang được xem nhiều nhất: Clip: Kinh hoàng cảnh kính cường lực vỡ thành trăm mảnh, đổ ập lên người bé trai
- Ba loại thực phẩm cấm kỵ ăn chung với thịt bò, nhưng nhiều người vẫn mắc phải
- Ăn mì ăn liền nhiều có bị ung thư không? WHO: Có 6 thực phẩm thực sự gây ung thư, hãy tránh càng xa càng tốt
- Hình dáng cơ thể quyết định tuổi thọ? Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những người sống trên 80 tuổi thường có hai đặc điểm
- Nhìn vào thức ăn có thể biết được một người sống được bao lâu? Những người sống lâu có 5 điểm chung về thói quen ăn uống!
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%
- Chân dung Tổng Giám đốc 8x đầu tiên của Google Việt Nam, là nữ tướng của loạt doanh nghiệp lớn