Sau gần 4 năm có mặt trên thị trường, số phận thẻ mua xăng dầu vẫn hẩm hiu khi bị người dân quay lưng, thờ ơ.
Thẻ mua xăng dầu có nhiều bất cập |
Thẻ không thắng được tiền mặt
Thẻ mua xăng, hay còn gọi là thẻ thanh toán đa năng là sản phẩm của các doanh nghiệp xăng dầu liên kết với ngân hàng để người tiêu dùng có thể thanh toán mua xăng, dầu thay cho tiền mặt. Hiện trên thị trường hai “ông lớn” là Petrolimex và PV Oil đang liên kết với các ngân hàng để tung ra thẻ mua xăng dầu.
Dù liên tục “tung” ra các đợt khuyến mãi hấp dẫn khi thanh toán qua thẻ như giảm giá hay có cơ hội “rinh” ô tô và xe máy Honda SH 125, Honda Future… Song, thẻ xăng dầu vẫn chưa thắng được tiền mặt.
Chị Nguyễn Thị Hòa, cửa hàng trưởng cửa hàng xăng dầu số 31 của Petrolimex tại 111 đường Láng, Hà Nội cho biết, lượng người sử dụng thẻ xăng để thanh toán không nhiều, chủ yếu là dùng tiền mặt: “Trung bình, mỗi tháng, cửa hàng xăng dầu số 31 tiêu thụ hết khoảng 1 triệu lít xăng, tương đương với hơn 23 tỷ đồng doanh thu mỗi tháng nhưng số tiền khách thanh toán qua thẻ xăng chỉ tầm 500 triệu đồng, chiếm khoảng 2% so với tổng số tiền bán xăng cửa hàng thu được. Khách mua xăng qua thẻ chủ yếu là nhân viên của một vài doanh nghiệp vận tải, taxi, còn khách hàng cá nhân rất ít".
Mặc dù nằm ở vị trí khá thuận tiện và trang bị đầy đủ dụng cụ kỹ thuật quẹt thẻ, rút tiền, các bảng thông báo về việc “ưu tiên mua xăng dầu bằng thẻ” cũng được treo rõ ràng, mạch lạc trên các cột bơm xăng, nhưng cửa hàng xăng dầu số 32 tại 18 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội cũng chỉ thu được khoảng 2% tiền thanh toán bằng thẻ so với tổng doanh thu toàn cửa hàng.
Như ngày 9/5 vừa qua, số tiền khách hàng thanh toán bằng thẻ tại cửa hàng này đạt hơn 10 triệu đồng trong tổng doanh thu là gần 480 triệu đồng. Trong ngày 10/5, tính từ 6h sáng đền gần 15h chiều, tổng tiền thu về đạt hơn 200 triệu đồng thì tiền thanh toán qua thẻ cũng chỉ có 6,4 triệu đồng.
“Nhìn chung phần lớn người sử dụng thẻ là cán bộ công nhân viên trong ngành còn người tiêu dùng lẻ dùng rất ít. Ngay cả đối tượng chính là lái xe taxi họ cũng không sử dụng thẻ làm phương tiện thanh toán phổ biến mặc dù cửa hàng chúng tôi được xem là sử dụng thẻ để mua xăng tương đối nhiều so với các cửa hàng khác”, chị Nguyễn Thị Kim Oanh, Cửa hàng trưởng cửa hàng xăng dầu số 32 cho hay.
Theo chị Oanh, lượng thẻ phát hành từ cửa hàng cũng rất ít, có khi cả tháng, cửa hàng mới bán được một phôi thẻ.
Người dân chọn trả tiền mặt khi mua xăng dầu bởi sự thuận tiện
Tương tự, lượng người thanh toán tiền xăng bằng thẻ tại cửa hàng xăng dầu số 36, Khương Đình, Thanh Xuân, Hà Nội cũng chiếm tỷ lệ rất ít so với lượng người sử dụng tiền mặt. “Mặc dù có mặt trên thị trường đã nhiều năm nhưng người dân vẫn chưa quen với việc thanh toán bằng thẻ. Về cơ bản, họ vẫn thích sử dụng tiền mặt hơn. Ở cửa hàng chúng tôi, khách thanh toán tiền mặt là chủ yếu”, anh Ngô Văn Phan, Cửa hàng trưởng cửa hàng xăng dầu số 36 nói.
Người tiêu dùng “bị ép”…dùng tiền mặt
Theo nhiều người dân, không phải họ không muốn sử dụng thẻ để thanh toán tiền xăng thay cho tiền mặt mà những bất cập, yếu điểm từ hệ thống thẻ khiến họ buộc phải dùng tiền mặt.
Anh Bùi Văn Đường, ở Cổ Nhuế, Từ Liêm, Hà Nội cho hay, năm 2010, khi thẻ Flexicard vừa có mặt và được giới thiệu rầm rộ, anh đã rất hào hứng nhưng chỉ sử dụng được hơn 1 tháng thì thẻ bị anh “bỏ xó” dù trong tài khoản còn hơn 200.000 đồng.
“Tôi dùng ô tô và hay phải đi giao dịch nhiều. Ban đầu tôi tưởng thanh toán bằng thẻ tiện lợi, nhanh gọn nhưng thực tế có khi còn mất thời gian hơn là sử dụng tiền mặt, nhất là lúc cây xăng đông.
Khách xếp hàng dài, cứ phải đợi nhân viên đổ xăng cho khách gần hết xong họ mới quẹt thẻ cho mình dù cột bơm có biển to tướng là ưu tiên cho thanh toán bằng thẻ. Có nhân viên cây xăng còn lúng túng, không biết quẹt thế nào. Đáng lẽ trước khi phát hành thẻ ra thị trường, người ta phải đào tạo đội ngũ nhân viên cho chuyên nghiệp”, anh Đường phàn nàn.
Cũng từ bỏ thẻ thanh toán sau một thời gian ngắn sử dụng, anh Nguyễn Ngọc Hân, ở Hà Đông đã mấy lần dở khóc dở cười vì sử dụng thẻ để thanh toán tiền xăng. Anh Hân cho biết: “Một lần tôi quên ví ở nhà nhưng vẫn ung dung đi đổ xăng vì trong xe có thẻ thanh toán tài khoản gần 1 triệu đồng. Đổ xong, nhân viên quẹt thẻ thì máy báo lỗi hệ thống. Tôi đành phải gọi điện cho người nhà mang tiền ra. Từ đó tôi bỏ thẻ cho đỡ rắc rối”.
Chị Nguyễn Thị Kim Oanh, Cửa hàng trưởng cửa hàng xăng dầu số 31 cũng thừa nhận hệ thống quẹt thẻ thanh toán xăng tại cửa hàng hay bị lỗi khiến người tiêu dùng khó chịu. Trong khi đó, hệ thống thanh toán bằng thẻ tại cửa hàng xăng dầu số 31 do chị Nguyễn Thị Hòa làm Cửa hàng trưởng mỗi tháng cũng bị lỗi tới vài lần.
Đó là chưa kể thẻ xăng chỉ thích hợp sử dụng tại những thành phố lớn, về tỉnh lẻ, phần đa là cây xăng tư nhân đều không có hệ thống quẹt thẻ.
Clip đang được xem nhiều nhất: CLIP: Khoảng khắc xe 'hổ vồ' đè bẹp xe con làm 3 người chết, 1 người bị thương
- 7 ngày nữa nếu muốn xuất nhập cảnh, công dân bắt buộc phải thực hiện quy định mới này
- Có 1 người kiếm tiền nhiều hơn cả Elon Musk nhưng không lọt top 10 người giàu nhất thế giới, là ai?
- Chữ cái duy nhất không xuất hiện trong tên của bất kỳ tỉnh, thành nào tại Việt Nam, là chữ gì?
- Đàn ông sở hữu 4 đặc điểm này trên mặt, 'cầm chắc số' giàu sang phú quý
- Từ 1/1/2025: Những đối tượng này sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?