Sau vài câu chuyện phiếm vô thưởng vô phạt, mẹ chồng Vy hắng giọng thông báo khoản nợ xấp xỉ 1 tỷ đồng mà bà nợ, và chính thức giao cho vợ chồng cô chịu trách nhiệm.
|
À, thế nguyên nhân vì đâu mà bố mẹ chồng cô có thể thoải mái vay nợ không cần nghĩ đến trách nhiệm trả? Chả lẽ là vì biết Tú sắp cưới vợ, có người gánh thay rồi ư? Tại sao lại có những con người nhẫn tâm đến mức như thế?
Tú là con trai một trong nhà, trên anh có một chị gái đã lập gia đình, dưới anh có một em gái cũng chuẩn bị kết hôn. Trước khi lấy Tú, anh cũng đã nói rõ với cô, vợ chồng cô sẽ không bao giờ được ra riêng, phải ở chung với bố mẹ Tú, sau này cũng sẽ là vợ chồng cô chăm sóc, phụng dưỡng ông bà. Vy nghĩ yêu cầu đó cũng không tính là quá đáng, vì thế vui vẻ gật đầu.
Đám cưới của Vy và Tú diễn ra êm đẹp. Sau đêm tân hôn đầy ngọt ngào, buổi sáng Vy dậy sớm nấu bữa sáng cho cả nhà. Được bố mẹ Tú tấm tắc khen ngon, Vy hạnh phúc lắm. Nghĩ đến quãng thời gian làm dâu sau này của mình, hẳn là êm ấm suôn sẻ đây. Ăn sáng xong, Vy lại pha nước chè mời bố mẹ chồng uống, ông bà cũng kéo vợ chồng cô xuống chuyện trò.
Ảnh minh họa
Sau vài câu chuyện phiếm vô thưởng vô phạt, mẹ chồng Vy hắng giọng bắt đầu vào chủ đề chính. Bà ân cần nhìn Vy nói: “Giờ con đã chính thức là người nhà này rồi, con cứ coi như đây là nhà mình mà sống nhé!”. Vy mỉm cười, lòng lâng lâng vui sướng. Lại nghe mẹ chồng nói tiếp: “Mẹ chỉ có một con trai là thằng Tú thôi, chẳng giấu gì con, tất cả mẹ đều trông đợi vào nó. Chị nó đã lấy chồng, em nó cũng sắp sửa kết hôn, chẳng trông đợi gì được đâu. Mẹ nói con có hiểu không?”. Vy cũng cho là phải, luôn miệng vâng dạ.
Nhưng những lời sau đó của mẹ chồng thì chẳng khác nào sét đánh giữa trời quang: “Bố mẹ giờ già yếu rồi, không làm gì ra tiền nữa, có vài đồng lương hưu cũng chỉ đủ chi tiêu sinh hoạt thôi, vì thế khoản nợ cũng xấp xỉ 1 tỉ của bố mẹ hiện tại giao cho các con chịu trách nhiệm. Hai đứa chịu khó làm lụng, tích góp, chi tiêu tiết kiệm một chút để trả nợ dần cho bố mẹ nhé!”. Vy thảng thốt nói không nên lời. Cô có nghe nhầm không? Ông bà nợ những 1 tỉ, và giờ vợ chồng cô là người phải gánh trách nhiệm trả? 1 tỉ đấy, không phải 1 trăm triệu hay 1 chục triệu đâu!
Vy như người mất hồn ngồi đờ đẫn trên sofa, trong khi bố mẹ chồng đã dắt nhau sang nhà con gái lớn cách đó 3km chơi rồi. Tú lay lay vợ, vẻ mặt đầy sự bất đắc dĩ. Cô nhìn anh, cười như mếu. Lương cô chưa nổi chục triệu, lương Tú khá hơn tí, nhưng bao nhiêu thứ phải chi tiêu, rồi ít nữa còn con cái, tiết kiệm từng cắc thì cũng chả biết kiếp nào mới nổi 1 tỉ! Hơn nữa, vấn đề là ông bà làm những gì mà có thể nợ tới con số ấy?
Theo lời Tú kể, thì ra số tiền ấy là do chị chồng nhờ ông bà cắm sổ đỏ vay hộ tiền 2 vợ chồng họ để mua đất làm nhà. Cũng ngót 6-7 trăm triệu rồi. Trong quá trình anh chị ấy xây nhà, ông bà lại vay mượn thêm thắt bên ngoài cho, cũng cỡ 1-2 trăm triệu nữa. Ngoài ra, cô em út của Tú sắp lấy chồng, vì muốn ra oai với nhà chồng nên nằng nặc đòi mua xe tay gas đắt tiền, vào tầm gần trăm triệu. Bố mẹ chồng Vy làm gì có, lại phải đi vay mượn thôi. Đấy, nguồn gốc số nợ ấy là như thế! Còn đám cưới thì một tay Tú bỏ tiền ra, ông bà cũng không phải chi xu nào.
Vy méo xẹo cả mặt. Thế hóa ra vợ chồng cô phải cho chị chồng tiền mua đất làm nhà, cho em chồng xe tay gas trăm triệu, trong khi vợ chồng cô mới cưới được có vài đồng giắt lưng. Cô càng nghĩ càng cảm thấy không thở nổi.
Vy thắc mắc với chồng: “Ông bà lúc vay không nghĩ tới lúc trả à? Hay anh chị với em gái anh hứa hẹn sẽ trả cho ông bà? Vậy thì cần gì mình phải trả hộ?”. Tú lúng túng ra trò, mãi mới trả lời: “Anh chị làm gì có tiền, giờ còn nợ bên ngoài đã trả được đâu. Em gái anh thì lấy chồng nó còn lo đằng nhà chồng nó…”. À, thế nguyên nhân vì đâu mà bố mẹ chồng cô có thể thoải mái vay nợ không cần nghĩ đến trách nhiệm trả? Chả lẽ là vì biết Tú sắp cưới vợ, có người gánh thay rồi ư? Tại sao lại có những con người nhẫn tâm đến mức như thế? Đừng nói tới việc cô có tiền trả hay không, cô có trách nhiệm gì phải trả hộ chị và em gái Tú như thế?
“Anh không cần sống nữa phải không? Các con mình cũng không cần sống nữa phải không?” – Vy nức nở, nước mắt đã trào ra. Tú luống cuống, chẳng biết nói gì, làm gì để an ủi vợ. Thực sự bố mẹ anh đã quá đáng rồi, hồi đó mượn nợ anh đã can ngăn, nhưng ông bà trước nay lúc nào cũng nhất nhất làm theo ý mình, không muốn nghe anh.
Càng nghĩ, Vy càng thấy giận dữ. Ít nữa em chồng muốn mua đất xây nhà hay cần gì, mẹ chồng cô lại vay cho, và lại đùn cho vợ chồng cô trả nợ hộ nữa hả? Hai người kia cứ mặc sức yêu sách, bố mẹ chồng cô thản nhiên đi vay, còn tội nợ đâu là vợ chồng cô gánh hết chắc? Chẳng nhẽ cô mặc kệ, cho ngân hàng tịch thu nhà, vợ chồng cô đi thuê trọ, còn mấy chỗ nợ bên ngoài thì kệ chị chồng và em chồng tự trả! Nhưng nếu làm như thế thì chắc hẳn mọi người trong nhà sẽ hằn học với nhau, mọi thứ sẽ tan nát hết. Cô phải làm sao cho thỏa đây?! Chẳng lẽ vừa mặc áo cưới đã đưa nhau ra tòa chỉ vì khoản nợ trời ơi này?
Theo Giang Phạm / Trí Thức TrẻTừ Khóađêm tân hônbố mẹ chồngkhoản nợ
Clip đang được xem nhiều nhất: Thủ tướng đồng ý phương án thi tốt nghiệp THPT 2020
- Trong mắt đàn ông, phụ nữ không đáng để theo đuổi chẳng qua là 3 kiểu này, phụ nữ nên hiểu
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Một người phụ nữ đã ly hôn và hối hận đưa lời khuyên: Loại hành vi này của người vợ thực sự đang hủy hoại chồng
- Phụ nữ thường xuyên đến 3 nơi này, phần lớn là 'không đứng đắn'
- Cầu thủ Nguyễn Xuân Son là ai? Cơ duyên nào đưa Nguyễn Xuân Son đến với đội tuyển Việt Nam?
- Năm 2025: Người lao động có bao nhiêu ngày nghỉ lễ, Tết?
- Ngành nào có thu nhập cao nhất Việt Nam?
- Thời tiết dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025: Miền Bắc đón 2 đợt không khí lạnh, cụ thể ra sao?
- Tết dương lịch 2025 phạt vi phạm giao thông đã thu về số tiền 'khủng' này
- Sát Tết có 4 nghề 'hái' ra tiền, thu nhập cả trăm triệu/tháng mà không cần trình độ đại học
- Từ 1/1/2025, người dân ra đường vi phạm 2 lỗi này sẽ bị phạt nặng, tăng từ 30 lần đến 50 lần mức cũ
- Những chiêu trò lừa đảo mới dịp cận Tết, cần cảnh giác kẻo lại mất tiền oan