Từ khi lấy chồng, sinh con, cuộc sống ở nhà chồng đúng là ngoài sức tưởng tượng và chịu đựng của em. Lúc chưa có con em có thể nhẫn nhịn cho qua.
|
Vợ chồng và con em đang ăn ở chung với bố mẹ chồng và gia đình anh trai chồng. Chuyện nhà chồng em kể ra thì cả ngày không hết, em cũng hiểu gia đình ở đông nên lâu dài kiểu gì cũng phát sinh mâu thuẫn. Quan hệ gia đình cũng không đến nỗi nào nếu không có ông bố chồng tính đàn bà, Chí Phèo, ở bẩn... chuyên xét nét và soi mói con dâu.
Về chuyện bố chồng em thì như này ạ:
Ông đi vệ sinh 10 lần thì có 7 lần không xả nước. Đi vệ sinh cả ông lẫn bà chẳng mấy khi đóng cửa nhà vệ sinh với bật điện, lắm hôm em vào giật mình thấy ông/ bà đang cởi quần trong đó mà đỏ cả mặt.
Có cái tầng 4 nhà em làm phòng bếp, nói là phòng nhưng thực tế xung quanh cũng chỉ là song sắt thoáng gió và vài chỗ chắn quây tôn để làm bếp thì có hôm em lên nấu cơm thấy ông đang trần chuồng tắm ở đó.
Con dâu chết khiếp vì bố chồng vừa Chí Phèo, vừa bẩn tính. (Ảnh minh họa)
Vợ chồng nhà em ở cùng tầng 2 với ông bà, còn anh chị chồng ở tầng 3. Phòng vợ chồng em có bao nhiêu cái ngăn kéo, bao nhiêu cái tủ ngày nào ông cũng vào kiểm tra không dưới 3 lần. Có hôm em giấu chìa khóa tủ trong 1 cái tủ khác mà ông cũng lục ra được. Rồi còn có hôm đi làm về ông mới mang trả cho em bộ hồ sơ bảo "bố mới mở ra xem" (bộ hồ sơ em cất khóa trong tủ ông lục lấy ra nhưng chưa kịp cất trả). Rồi đến cả dây chuyền vàng em bán đi rồi ông cũng lục và kể với mọi người là "không thấy dây chuyền vàng của nó, chắc bán rồi".
Nhà thì có cháu nhỏ bị viêm phế quản cả 2 tháng trời không khỏi mà ông cứ ngày 1 bao thuốc lá phì phèo dưới tầng 1 hoặc bên phòng ông bà. Có hôm vợ chồng em đi làm ông ngồi trong phòng 2 vợ chồng hút thuốc xem tivi, đến khi về mới thấy toàn tàn thuốc lá trong phòng. Nếu có góp ý thì ông bảo ừ để ông ra ngoài hút thuốc, nhưng rồi đâu vẫn hoàn đấy.
Tầng 4 nhà em có cái ban công để phơi, còn bên trong là bàn thờ với trải chiếu để ăn uống hàng ngày mắm muối đủ các loại dây ra. Thế mà ông rút quần áo xong là vứt toẹt xuống đấy. Có hôm em góp ý rất nhẹ nhàng bảo: "Dưới nhà ăn cơm toàn mắm với muối, bố rút quần áo bố cho lên cái ghế hoặc đâu ý cho sạch". Trước mặt em thì ông bảo "uh", đến khi xuống dưới tầng 3 ông nói với chị dâu là "Nền nhà còn sạch hơn cái mặt nó".
Giặt quần áo thì ông toàn giặt 1 nước, rửa bát thì cứ cho cái bát dưới vòi nước tráng tráng là xong, chẳng cần nước hay giẻ rửa bát. Em nhìn thấy mà cũng chẳng nói gì, đến khi ăn vì đông người cũng chẳng dám mang ra rửa lại, vừa ăn vừa thấy ghê.
Trước mặt chị dâu chồng em thì khen chị ý rồi chê em, nhưng trước mặt em thì lại khen em chê chị dâu chồng.
Nếu em và chị dâu chồng mà nhỡ may có làm món gì không ngon là ông chê lấy chê để. Nhưng hôm nào bọn em đi làm về muộn, ông phải vào bếp thì có món sống, món cháy. Nếu lỡ thằng cháu nó ăn nó chê không ngon thì bị ông chửi té tát: "Đã chỉ việc ăn còn chê, ngon hay không cũng ăn. Tao chẳng chê ai bao giờ".
Ông bà còn hay có tật nói bậy. Chửi nhau toàn câu "mày" "T.c mày",.. Bà thì chửi bậy hơn ông, mà mẹ chồng em thì cứ mở mồm là chửi bậy. Đã chửi nhau thì chớ ông bà chửi cháu thì cũng bậy không kém, kể cả con gái em mới 13 tháng cũng bị ông bà chửi không còn thiếu từ gì.
Chồng em thì bênh bố mẹ, bố mẹ có sai cũng chẳng bao giờ góp ý mà toàn nói vợ là "Ông bà tính thế em chấp làm gì" rồi lại bảo vợ ghê gớm, đanh đá...
Các anh chị cho em vài lời khuyên với ạ. Theo mọi người em nên làm như thế nào chứ cứ tiếp tục thế này em stress lắm ạ. Em xin cảm ơn!
Hoài Thanh (Ninh Bình)
Chuyên gia tư vấn:
Chào em, mỗi người phụ nữ khi đi lấy chồng, làm dâu lại rơi vào những hoàn cảnh khác nhau. Có người may mắn có bố mẹ chồng hiểu chuyện và thoáng với con dâu, nhưng cũng có nhiều trường hợp gặp phải bố mẹ chồng khó tính, mâu thuẫn nảy sinh khi phải sống chung lâu ngày là điều tất yếu.
Xưa nay người ta thường hay bàn luận mối quan hệ giữa mẹ chồng – nàng dâu chứ ít khi đề cập tới mối quan hệ bố chồng – nàng dâu như em đang gặp phải. Nhưng mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh, nên em phải lựa để cuộc sống đỡ mệt mỏi và căng thẳng em ạ.
Điều quan trọng là em cần giải quyết những mâu thuẫn một cách triệt để hơn chứ không đơn thuần chỉ là im lặng chịu đựng. Suy nghĩ tích cực, giải quyết dứt điểm sẽ giúp mọi chuyện trở nên nhẹ nhàng hơn.
Em nên tìm cách gần gũi, chia sẻ với bố chồng để tạo mối quan hệ gần
gũi giữa bố chồng-nàng dâu. (Ảnh minh họa)
Nếu có vấn đề gì cần bố chồng thay đổi, em nên chia sẻ với chồng, anh chị chồng. Các con cái cùng nói thì chắc ông cũng sẽ chịu lắng nghe. Mưa dầm thấm lâu em ạ, rồi ông sẽ nhận ra những điều chưa được của mình để khắc phục. Em cũng có thể nhờ mẹ chồng nói thêm vào.
Việc nhà nếu em cảm thấy bố chồng làm chưa sạch, chưa đúng ý, ngoài việc góp ý ra, em và chị dâu cũng nên phân công nhau để làm, chứ không nên nhà có hai cô con dâu mà để bố chồng rửa bát, giặt rồi cất quần áo.
Việc ông thường xuyên vào phòng vợ chồng em lục lọi, hút thuốc lá em có thể làm thêm khóa riêng, đi khóa về mở để bảo đảm sự riêng tư.
Chuyện ông bà hay nói bậy có thể là do thói quen của bố mẹ chồng em từ xưa đến giờ, muốn thay đổi ngay một lúc cũng khó, nên vợ chồng em cần từ từ góp ý, lúc nào thấy ông bà văng tục thì cần nói luôn, bởi người lớn có thể không sao nhưng ảnh hưởng đến trẻ nhỏ. Nhà lại có 2 cháu nhỏ đang tuổi ăn học chúng sẽ bị ảnh hưởng bởi cách nói chuyện của ông bà.
Thói quen hút thuốc của ông không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của ông mà còn sức khỏe của cả gia đình, những người hít phải khói thuốc còn độc gấp nhiều lần người trực tiếp hút và kết quả là con của em bị viêm phế quản hai tháng không khỏi, em có thể in các bài viết về tác hại của thuốc lá cho ông đọc, tìm cách cai thuốc cho ông bằng cách cho ông nhai kẹo cao su mỗi lúc thèm thuốc hoặc bảo ông ra ngoài hút để không ảnh hưởng đến sức khỏe của cháu. Nếu bắt gặp ông hút thuốc trong nhà thì mọi người cùng nhắc nhở. Cũng có một số cách khử mùi thuốc lá như dùng nến thơm, trồng cây xanh trong nhà… em có thể tìm hiểu thêm.
Nhưng điều quan trọng để có thể dễ dàng giải quyết được các vấn đề trên là em phải tìm cách tập làm thân với bố chồng. Em nên dành thời gian để gần gũi, quan tâm, nói chuyện với ông. Mỗi tối, sau bữa cơm, thay vì lên phòng luôn, em có thể nấn ná ngồi lại phòng khách, cùng xem tivi và bình luận với bố chồng về các chương trình truyền hình…
Em cũng có thể chuyển hướng, tập pha trà và ngồi đàm đạo với bố chồng mỗi khi rảnh rỗi. Em có thể bàn luận với bố chồng tất cả những vấn đề mà ông quan tâm, thích thú như chuyện thời trẻ của ông, công việc, gia đình, những kỉ niệm thời ông đi bộ đội... Lúc đó bố chồng em chắc chắn sẽ gần gũi và cởi mở hơn. Có một cô con dâu hiểu chuyện, lại chịu khó ngồi lắng nghe, chia sẻ với bố chồng thì sau một thời gian, chị tin rằng bố chồng em sẽ bớt khó tính và xét nét hơn.
Nếu tất cả những cố gắng và nỗ lực của em không đạt được kết quả như mong muốn, em có thể bàn với chồng chuyện xin ra ở riêng để cuộc sống thoải mái hơn, dù vất vả nhưng được tự do.
Chúc em thành công và hạnh phúc!
Clip đang được xem nhiều nhất: Clip: Kinh hoàng cảnh kính cường lực vỡ thành trăm mảnh, đổ ập lên người bé trai
- Phụ nữ thường xuyên đến 3 nơi này, phần lớn là 'không đứng đắn'
- Dù cha mẹ có tiền hay không, 4 loại thực phẩm này nên cho con ăn thường xuyên để bổ sung canxi và phát triển trí não
- Phụ nữ thông minh sẽ không tiếc tiền vào 3 việc này, dù giàu hay nghèo cũng phải ưu tiên
- Có thể thấy rõ một cặp đôi có thực sự yêu nhau hay không bằng cách nhìn vào ba nơi trong nhà!
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%