Suốt thời gian nghe bản cáo trạng truy tố, Lê Văn Luyện giữ vẻ điềm tĩnh, bình thản cho đến khi đại diện VKS đọc phần mô tả thương tích của các nạn nhân. Gã trai cúi gằm mặt, sùi sụt khóc…
|
16h58’, HĐXX chuyển sang thẩm vấn đại diện gia đình bị hại - ông Trịnh Quốc Sinh (anh trai nạn nhân Trịnh Thành Ngọc, chủ tiệm vàng Ngọc Bích). Ông Sinh cho rằng bản cáo trạng của VKS đã bỏ qua chi tiết về 1 chiếc túi xách và 1 chiếc điện thoại khác của vợ chồng em trai.
Trong quá trình trả lời, ông Sinh không giữ được bình tĩnh. Về yêu cầu bồi thường, ông Sinh kiến nghị: "Luyện không chỉ phải bồi thường cho mạng sống của 3 người trong nhà mà còn phải nuôi cháu Bích.... trọn đời!".Ông Sinh yêu cầu HĐXX có quyết định nghiêm khắc đối với Lê Văn Luyện trong vụ án này. Một số người thân bị hại cũng cho rằng, hành vi của Luyện quá dã man, cần nghiêm trị bằng hình phạt cao nhất.
16h50’, bị cáo Lê Thị Định - cô ruột Luyện khai trước vành móng ngựa, sau khi anh trai và bác họ Luyện về Lục Nam, bị cáo có hỏi Luyện về việc gây án tại tiệm vàng. Luyện tỏ vẻ bực tức, gạt phắt đi, cãi cùn “cháu gây tội thì cháu chịu...". Việc Luyện giấu vàng tại nhà vệ sinh, bị cáo không hề biết. Sau khi Luyện sang Trung Quốc, thì bị cáo mới biết rõ sự thể. Bị cáo đã bàn chồng tìm cách dụ Luyện về giao nộp cơ quan công an.
Cuối giờ chiều, hàng trăm người dân vẫn kiên trì bám... cổng tòa
16h45’, đến lượt bị cáo Lê Thành Nghi - chú rể Luyện (chồng Lê Thị Định, cô ruột Luyện) trả lời thẩm vấn. Nghi thừa nhận có nghe Luyện nhận tội đã thảm sát tại tiệm vàng Ngọc Bích. Do ở vùng sâu, vùng xa không hiểu biết pháp luật, bị cáo đã nhờ Hoàng Văn Trai (hàng xóm) và Nông Văn Dư (là bạn) đưa Luyện sang Trung Quốc chạy trốn dưới hình thức đi tìm việc làm.
Khi công an mời lên làm việc, Nghi chấp nhận chuộc lỗi, cùng Trai sang Bằng Tường dụ đưa Luyện về giao nộp công an.
16h45', phần thẩm vấn của bị cáo Dương Thị Lược (mẹ bị cáo Hồng), người trực tiếp băng bó vết thương cho Luyện, bà Lược cũng xác nhận biết việc Hồng mang vàng về nhà. Bà còn nghe chồng nói: "Có khi thằng Luyện dính vào vụ giết người, cướp vàng tại phố Sàn". Quá lo sợ, bị cáo không dám trình báo sự việc với cơ quan chức năng.
16h27’, kết thúc phần trả lời của bị cáo Miên, HĐXX chuyển sang thẩm vấn bị cáo Trương Văn Hợp (bố Trương Thanh Hồng, bác họ Luyện). Ông Hợp khai nhận có biết chuyện 2 dây chuyền vàng mà Luyện đưa cho Hồng. Hợp bảo Hồng gọi bố mẹ Luyện sang để trao trả. Sau đó, Hợp cùng ông Miên đi Lạng Sơn nhưng ông Hợp không biết là đi gặp Luyện. “Bị cáo được chú Miên rủ đi chơi" – ông Hợp lý giải.
Người bác họ thanh minh, bản thân không trình báo công an vì khi gặp Luyện tại Lạng Sơn, Luyện đã nhận gây ra vụ thảm sát. "Bị cáo có khuyên Luyện về khai báo nhận tội, không chạy trốn được đâu. Bị cáo cũng không tin là một mình Luyện có thể giết hại nhiều người dã man như thế. Bị cáo không am hiểu pháp luật nên mới phạm tội” – bị cáo trầm giọng, xót xa.
16h25, bị cáo Lê Văn Miên - bố sát thủ bước lên trước vành móng ngựa trả lời thẩm vấn. Ông Miên khai thấy nghi ngờ khi Hồng chở Luyện về nhà vì hành vi của con hơi khác thường. Sáng hôm sau, ông đã tìm lên Lạng Sơn để gặp hỏi Luyện về sự việc. “Sau khi biết sự thật, bị cáo đã rất đau đớn”.
Biết con trai pham tội tày đình mà không đi trình báo công an, ông Miên lý giải “muốn khi Luyện bị bắt giữ... sẽ giao nộp và trình báo luôn thể”.
16h2', dù gia đình nạn nhân bức xúc đề nghị HĐXX yêu cầu sát thủ nhìn lại di ảnh những nạn nhân bị sát hại dã man rạng sáng 24/8, HĐXX đã bác bỏ, tuyên bố chuyển sang thẩm vấn bị cáo Nguyễn Thanh Hồng (anh họ Luyện).
Dù 15h58', HĐXX kết thúc phần xét hỏi đối với Lê Văn Luyện. Lời sau cùng, sát thủ máu lạnh cúi đầu: "Bị cáo có lỗi với gia đình nạn nhân... Bị cáo không thấy bị oan so với bản luận tội của vị đại diện VKS". Đáp lại lời nhận tội của bị cáo, gia đình nạn nhân chỉ càng bày tỏ sự căm phẫn tột cùng...
15h50', chủ tọa: "Chuyện gì bị cáo nhớ nhất trên hành trình trốn chạy". Bị cáo hạ giọng kể: "Cuộc gặp giữa bị cáo và bố là Lê Văn Miên cùng bác họ Trương Thanh Hợp tại nhà cô ruột Lê Thị Định, bị cáo thấy gương mặt bố thất sắc, lo lắng. Sau đó, bác họ gặng hỏi, bị cáo đã thừa nhận việc thảm sát tại tiệm vàng Ngọc Bích ngày 24/8".
Luyện khai khi mọi người đã biết Luyện phạm tội, khi bố về nhà ở Lục Nam, bị cáo điện thoại nói chỗ vàng cất giấu sau khi cướp được. Bố Luyện đã mang số vàng trên đi chôn ở góc vườn nhà cạnh chuồng lợn. Cuộc điện thoại ngắn ngủi khi ông Miên tiếp nhận thông tin về số vàng. Ông Miên còn hỏi con thêm 1 câu: "Mày còn gì để nói nữa không?". Bị cáo đáp "không", ông Miên vội vàng tắt máy.
15h25, Luyện khai một chi tiết bất ngờ là khi đột nhập vào tầng 1 ngôi nhà, bị cáo bật điện ở aptomat thì nghe chuông báo động kêu. Sát thủ lập tức dập nguồn trở lại vị trí cũ, rồi chui vào gian bếp tạm lánh...
15h17', Luyện cúi gằm mặt im lặng, không tiếp tục trả lời các câu hỏi của HĐXX. Chủ tọa liên tiếp nhắc nhở. Phía dưới, người thân nạn nhân liên tục la hét yêu cầu xử bắn sát thủ. Luyện tỏ vẻ mất bình tĩnh.
Chủ tọa phiên tòa động viên để bị cáo lấy lại bình tĩnh, tiếp tục trả lời các câu hỏi. Luyện cúi đầu khai nhận tội trạng, xác nhận cáo trạng đã thể hiện đúng những nội dung bị cáo đã khai tại cơ quan điều tra. Hành động thảm sát cả gia đình ông bà chủ tiệm vàng Ngọc Bích là sự thật.
15h, suốt thời gian nghe bản cáo trạng truy tố, Lê Văn Luyện giữ vẻ điềm tĩnh, bình thản cho đến khi đại diện VKS đọc phần mô tả thương tích của các nạn nhân. Gã trai cúi gằm mặt, sùi sụt khóc…
Bắt đầu nội dung xét hỏi, Luyện khai nhận đã cầm xe của chú họ lấy 5,5 triệu đồng. Bị cáo cũng thừa nhận việc mua dao và túi ba lô để gây án bằng tiền cầm xe. Khi đi xe khách qua phố Sàn, nhìn thấy tiệm vàng Ngọc Bích, Luyện nảy sinh ý định cướp.
14h28', đại diện VKS phải ngừng việc công bố cáo trạng giữa chừng vì tiếng kêu khóc thảm thiết của gia đình bị hại cả trong và ngoài phòng xử án. Phiên tòa tạm dừng ít phút để ổn định trật tự.
Bản cáo trạng tái hiện vụ thảm sát kinh hoàng rạng sáng này 24/8/2011. 3h sáng hôm ấy, thấy trời mưa gió, Luyện đi đến tiệm vàng Ngọc Bích, trèo lên cây lộc vừng trước cửa trèo vào tầng 2, đi lên tầng 3 đột nhập vào bên trong ngôi nhà. Sau khi dò la từ tầng 1 đến tầng 3, Luyện chờ đến 6h sáng, khi anh Trịnh Ngọc Thành lên tầng 3 phơi quần áo, đã ra tay hạ sát anh Thành và chị Đinh Thị Chín vợ anh Thành. Tiếp đến, sát thủ dùng dao chặt phăng bàn tay và chém cháu Trinh ngọc Bích nhiều nhát. Tưởng Bích đã chết, Luyện bỏ đi.
Lúc đó, nghe tiếng khóc của cháu Trịnh Phương Thảo tại tầng 2, sát thủ máu lạnh quay lại, ra tay hạ sát cháu bé 18 tháng tuổi bằng một nhát dao cứa cổ.
Sau đó, Luyện đã cướp đi 1 chiếc điện thoại Nokia 3110C và vơ vét vàng tại cửa hàng cho vào ba lô đi luồn cửa sau, gọi điện thoại cho Trương Thanh Hồng đến đón đi tẩu thoát...
Sau khi bỏ trốn, sát thủ lên nhà người cô ruột ở Quảng Ninh để tìm cách trốn sang ở Bằng Tường - Trung Quốc 3 ngày.
Vật chứng công an thu giữ được tại nhà Luyện gồm 4 vòng cổ, 13 vòng đeo tay, 59 dây chuyền vàng, 5 dây chuyền mặt đá, 223 nhẫn vàng, 1 bìa cacton dính máu, 1 gói bông và gạc, 6 con dao, 1 CMTND mang tên Lê Văn Luyện, 1 ĐTDĐ Nokia, 1 ĐTDĐ Q.mobile, 1 ba lô, 1 bộ quần áo và bức thư tuyệt mệnh nội dung xin lỗi bố mẹ. Tại gia đình Lê Thành Nghi - chú rể Luyện cũng thu được lọ thủy tinh bên trong đựng 6 dây chuyền vàng, 2 chiếc lắc, 8 nhẫn vàng do Luyện giấu tại nhà vệ sinh.
14h5', chủ tọa tuyên kết thúc phần thủ tục, chuyển sang phần xét hỏi. Đại diện VKSND tỉnh Bắc Giang - ông Nguyễn Ngọc Cường công bố cáo trạng truy tố đối với Lê Văn Luyện và các bị cáo.
13h50', HĐXX vào phòng, chủ tọa tuyên bố bắt đầu buổi làm việc chiều. Ông Ngô Văn Tính - đại diện hợp pháp của cháu Bích cũng đã có mặt, trả lời các câu hỏi theo thủ tục kiểm tra căn cước của chủ tọa phiên tòa.
Người nhà nạn nhân tiếp tục mang di ảnh các bị hại vào phòng xử án. Nhiều tiếng kêu khóc vẫn vang lên bên ngoài khán phòng.
13h45', người nhà nạn nhân đeo khăn tang đến đứng trước cổng tòa, chưa vào phòng xử án. Đã quá giờ làm việc dự kiến, phiên tòa vẫn chưa thể bắt đầu. HĐXX chưa vào phòng xử án. Trong phòng, các luật sư đã chờ đợi để đề đạt nhiều ý kiến. Các bị cáo, người dự khán nhìn nhau ngơ ngác. Không khí khá căng thẳng, trầm lặng.
Chốt chặn 2 đầu đường được tái lập
13h26, xe chở Lê Văn Luyện trở lại phòng xử án. Không còn sự ồn ào như sáng nay vì người nhà nạn nhân và nhiều người dân phố Sàn đã dời khỏi tòa. Bên trong phòng xử án, Lê Văn Luyện cùng các bị cáo có vẻ nhẹ nhõm hơn
10h20', sau ít phú tạm dừng hội ý lần thứ 2, HĐXX đã quyết định dừng buổi làm việc sáng. 13h30 chiều nay, tòa tiếp tục xét xử. Khuôn viên TAND tỉnh Bắc Giang khá lộn xộn vì rất nhiều người ùa vào phòng xử án khi cửa vừa mở.
9h55', HĐXX vừa trở lại phòng xử án, phiên tòa nối lại.
9h30, sau 1 tiếng tạm dừng hội ý về ý kiến đề nghĩ hoãn phiên xử sơ thẩm, HĐXX vẫn chưa trở lại phòng xử án. Cả khán phòng vẫn "nín thở" chờ quyết định cuối cùng.
9h, việc hội ý vẫn tiếp tục. HĐXX vẫn chưa đưa ra quyết định cuối cùng. Vì nóng lòng muốn vào trong, trực tiếp dự tòa, nhiều người đã xô đẩy, chen lấn ngay trước cổng tòa, gây nên cảnh náo loạn cục bộ.
8h30', HĐXX vừa quyết định tạm dừng phiên tòa để hội ý về việc vắng mặt nhân chứng Trịnh Ngọc Bích. Hàng trăm người vẫn đứng kín hai đầu đường Hoàng Văn Thụ để nghe ngóng dù biết tòa đang tạm hoãn hội ý.
8h20', Chủ tọa hỏi ý kiến các bị cáo và luật sư về sự vắng mặt của hai đại diện phía bị hại. Luật sư phía bị hại đề nghị hoãn toà. Đại diện Viện kiểm sát cũng đồng ý hoãn toà vì cho rằng ý kiến của luật sư phía bị hại là có căn cứ.
Luyện đôi lần ngó nghiêng tìm người thân
8h15', đại diện của bị hại là ông Trịnh Văn Tính không có mặt và ủy quyền cho ông Trịnh Quốc Sinh là anh trai anh Ngọc.
Cận mặt hung thủ thảm sát tiệm vàng
Đúng 8h, Chủ tọa phiên tòa bắt đầu phần thủ tục kiểm tra căn cước các bị cáo.
Phó Chánh tòa Hình sự đảm nhiệm ghế chủ tọa phiên tòa
Hội đồng xét xử vụ án sáng nay gồm 5 người, trong đó có 3 thẩm phán và 2 Hội thẩm nhân dân. Chủ tọa phiên tòa là thẩm phán Thân Quốc Hùng - Phó Chánh tòa Hình sự, Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Giang.
Các nhân chứng Vũ Văn Trọng, Nguyễn Văn Hướng, Hoàng Thị Hưng, Nguyễn Thị Liên (cán bộ trạm y tế), Dương Thị Nga, Lê Văn Long, Trương Văn Tám, Đặng Hòa Nhã, Trương Văn Thanh, Hoàng Văn Chai, Lâm Văn Dư đều có mặt. Chỉ có nhân chứng trực tiếp chứng kiến hành động thảm sát cả một gia đình và cũng là nạn nhân duy nhất còn sống sót - cháu Trịnh Ngọc Bích (8 tuổi, con gái lớn của ông bà chủ tiệm vàng) lại vắng mặt.
Đối mặt vành móng ngựa, sát thủ vẫn giữ được vẻ bình thản vốn dĩ. Trong chiếc áo “đồng phục” trại giam sáng màu, ngược hẳn với gương mặt đen sạm của bố, của bác, của anh họ Nguyễn Thanh Hồng (các bị cáo bị “áp” tội che giấu tội phạm và không tố giác tội phạm trong vụ án), Luyện béo trắng. Khuôn mặt vẫn vẻ thư sinh, bầu bĩnh hơn thấy rõ so với ngày bị bắt.
Không cố giấu mặt nhưng sát thủ thường xuyên nhìn xuống, tránh ống kính máy ảnh. Trước khi phiên tòa khai mạc, bị cáo cũng đôi lần dướn người, quay đầu tìm người thân.
Luyện trước vành móng ngựa
Phòng xử án có sức chứa 50 người chật kín. Rất đông người dân không được vào phòng đứng chật kín phía ngoài cổng tòa để theo dõi diễn biến phiên xét xử qua loa phóng thanh. Hai đầu đường Hoàng Văn Thụ, lực lượng làm nhiệm vụ đã ngăn đường không cho ai đi vào khu vực xử án, ngoài người dân có hộ khẩu, sinh sống cạnh tòa.
7h50h, quang cảnh trước cổng tòa án trở nên xáo trộn khi bị cáo Lê Văn Luyện được dẫn giải đến. Lực lượng làm nhiệm vụ đã rất vất vả khi làm nhiệm vụ dẫn giải Lê Văn Luyện vào phòng xử án. Nhiều người thân bị hại đã la hét, kêu gào yêu cầu Luyện phải chịu mức án cao nhất.
Hơn 7 giờ, đã có rất đông người tụ tập trước cổng tòa án
Từ 7 giờ sáng nay, tại trụ sở Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Giang (đường Hoàng Văn Thụ - TP Bắc Giang) có rất đông phóng viên báo chí, truyền hình, rất nhiều người dân sinh sống trên địa bàn và các vùng lân cận tập trung trước cổng tòa án để chuẩn bị tham dự phiên tòa xét xử Lê Văn Luyện với tội danh: “ Giết người, cướp tài sản và lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản".
Trước đó, vào chiều ngày hôm qua 09/1, công tác chuẩn bị tại phòng xử số 2 - nơi diễn ra phiên xét xử sơ thẩm đối với bị cáo Lê Văn Luyện sáng nay đã hoàn tất những công đoạn cần thiết
Nạn nhân và cũng là nhân chứng duy nhất của Vụ án - Trịnh Thị Bích sẽ không có mặt tại phiên tòa hôm nay. Theo thông tin mà PV Dân trí có được, cháu Bích hiện đang được chăm sóc tại nhà một người họ hàng trong Miền nam, Bích sẽ không tham dự phiên tòa sơ thẩm.
Cả phố Sàn kéo nhau lên thành phố xem xử án
Tại cuộc tiếp xúc với phóng viên, nhiều người dân sinh sống tại phố Sàn, Phương Sơn, Lục Nam, Bắc Giang vẫn còn bức xúc với hành vi gây án kinh hoàng của Lê Văn Luyện. Rất nhiều người dân cho biết, họ sẽ cùng nhau kéo lên thành phố Bắc Giang để vào tham dự phiên tòa xét xử Lê Văn Luyện từ sáng nay 10/1.
Công tác chuẩn bị cho phiên xét xử đã cơ bản hoàn tất vào chiều 9/1
Cáo trạng của VKSND tỉnh Bắc Giang cho biết, gia đình các nạn nhân vụ thảm sát tại tiệm vàng Ngọc Bích yêu cầu Lê Văn Luyện phải bồi thường số tiền gần 1,7 tỷ đồng.
Theo cáo trạng của VKSND tỉnh Bắc Giang, Anh Trịnh Quốc Sinh là anh trai anh Trịnh Thành Ngọc và anh Đinh Văn Hương là anh trai chị Đinh Thị Chín được gia đình ủy quyền là đại diện hợp pháp người bị hại yêu cầu Lê Văn Luyện phải bồi thường 1 tỷ 683 triệu 500 nghìn đồng gồm nhiều khoản phí.
Bị cáo Lê Văn Luyện tại Trại tạm giam Công an tỉnh Bắc Giang
Trong đó, chi phí cho việc cấp cứu, điều trị, phục hồi sức khỏe cho cháu Trịnh Thị Bích là 663 triệu đồng. Chi phí mai táng là 272 triệu 500 nghìn đồng. Tiền cấp dưỡng cháu Bích đến 18 tuổi là 648 triệu đồng. Tiền tổn thất tinh thần là 100 triệu đồng.
Số tài sản Lê Văn Luyện cướp được tại tiệm vàng Ngọc Bích sau khi gây án cũng đã được khẳng định tại bản cáo trạng. Theo đó, Luyện cướp của gia đình anh Ngọc số tài sản gồm: 59 dây vàng, 13 vòng tay vàng, 4 kiềng cổ, 5 mặt đá, 8 dây chuyền vàng, 2 chiếc lắc vàng, 231 nhẫn vàng các loại và một chiếc điện thoại di động nhãn hiệu Nokia 3110C tổng trị giá 1 tỷ 272 triệu đồng. Cơ quan CSĐT đã thu hồi toàn bộ số vàng trên trả lại cho gia đình bị hại.
Trở lại vụ thảm sát kinh hoàng
Lê Văn Luyện sinh ngày 18/10/1993 ở thôn Sơn Đình 2, xã Thanh Lâm - Lục Nam (Bắc Giang) đi làm thợ xây trên địa bàn huyện Từ Liêm và quận Ba Đình (Hà Nội).
Chân dung sát thủ máu lạnh Lê Văn Luyện
Ngày 12/8/2011, Lê Văn Luyện mượn của anh Trương Văn Nhị chiếc xe máy mang BKS 98N4 - 7155 trị giá 14 triệu 300 nghìn đồng đem đi cắm được 5,5 triệu đồng ăn tiêu. Do không có tiền ăn chơi và chuộc xe, Luyện nảy sinh ý định cướp tiệm vàng Ngọc Bích của vợ chồng anh Trịnh Thành Ngọc, chị Đinh Thị Chín tại phố Sàn - Lục Nam - Bắc Giang.
Để thực hiện được ý định của mình, Luyện đã mua 1 chiếc ba lô, 1 con dao phớ, 1 con dao nhíp nhọn, 1 chiếc đèn pin làm công cụ gây án. Khoảng 3 giờ sáng ngày 24/8/2011, Luyện trèo lên cây trước cửa tiệm vàng lên mái tôn rồi bám các thanh sắt nằm ngang trèo lên ban công tầng 3, cậy cửa phía trước tầng 3 tiệm vàng Ngọc Bích đi vào trong nhà.
Sau khi lục soát các phòng nhưng không lấy được tài sản, Luyện lên tầng 3 chờ gia đình anh Ngọc ngủ dậy sẽ giết từng người sau đó thực hiện việc cướp vàng. Luyện dùng 2 con dao mang theo đâm chém nhiều nhát vào người và cổ anh Ngọc, chị Chín, dùng dao phớ chém đứt bàn tay cháu Trịnh Thị Bích, chém vào mặt cháu Bích rồi dùng dao phớ cắt cổ cháu Trịnh Phương Thảo khiến vợ chồng anh Ngọc, chị Chín và cháu Thảo tử vong. Cháu Bích bị tỷ lệ thương tích là 74,6%.
Vụ thảm sát tại tiệm vàng Ngọc Bích là vụ án kinh hoàng nhất trên địa bàn tỉnh Bắc Giang từ trước đến nay
Ngoài hung thủ duy nhất gây án là Lê Văn Luyện bị truy tố về các tội “giết người”, “cướp tài sản” và “lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”, mức độ phạm tội của các đối tượng liên quan cũng được xác định. Trương Thanh Hồng có hành vi đi xe máy đến cổng trường cấp 3 Phương Sơn đón Luyện về nhà, đưa đến trạm y tế xã Thanh Lâm - Lục Nam băng vết thương, đưa Luyện ra thị trấn Vôi - Lạng Giang để trốn lên Lạng Sơn, được Luyện đưa cho 2 dây vàng nhờ bán. Lê Văn Miên, bố Luyện đã cất giấu số vàng của Luyện cướp được để tại nhà. Vợ chồng Lê Thị Định, Lê Thành Nghi biết rõ Luyện phạm tội nhưng cho Luyện ở tại nhà sau đó giúp Luyện trốn sang Trung Quốc nên phải chịu trách nhiệm về hành vi che dấu tội phạm.
Trương Văn Hợp và Dương Thị Lược biết rõ hành vi phạm tội của Luyện nhưng không trình báo với cơ quan có thẩm quyền nên phải chịu trách nhiệm về hành vi không tố giác tội phạm.
Đối với Trương Thị Thơm, mẹ của Luyện, kết quả điều tra xác minh Thơm không biết Luyện phạm tội và không hề biết việc Lê Văn Miên cất giấu vàng. Đến ngày 29/8/2011 khi cơ quan điều tra tiến hành khám xét nơi ở và thu giữ vàng với biết Luyện thực hiện hành vi phạm tội. Do vậy cơ quan điều tra không xử lý.
Đối với Lê Văn Long là em của Luyện có hành vi sử dụng chiếc sim điện thoại di động số 0977834080 của anh Ngọc nhưng không biết Luyện phạm tội nên cơ quan điều tra không xử lý.
Đối với Hoàng Văn Trai và Nông Văn Dư có hành vi đưa Luyện trốn sang Trung Quốc nhưng không biết Luyện phạm tội nên CQĐT không xử lý. CQĐT đã có công văn số 1235/PC 45 ngày 31/10/2011 đề nghị Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Lạng Sơn xử lý hành vi xuất cảnh trái phép.
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%