Ngày 4/4, Chi cục QLTT Hà Nội đã hoàn tất công tác kiểm tra một điểm bán hàng nghi có gạo giả tại quận Hoàng Mai. Tuy nhiên, kết quả kiểm nghiệm có gạo giả hay không còn phải chờ kết luận của Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) - Bộ Y tế.
|
Sau khi có thông tin anh Duy Mạnh (phố Giáp Nhị, phường Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai) mua 5 kg gạo trên phố Giáp Nhị nhưng khi nấu thành cơm, hạt không nở, rời rạc bất thường, lực lượng QLTT trên địa bàn liền vào cuộc.
Kết quả ban đầu được ông Lê Quốc Dũng, Đội trưởng Đội QLTT số 15 (Chi cục QLTT Hà Nội), người trực tiếp xác minh vụ việc, cho biết khi đến xác minh, anh Duy Mạnh đã vứt bỏ số gạo bị nghi là giả. Theo chỉ dẫn của anh Mạnh, tại cửa hàng bán gạo, chủ cửa hàng khẳng định không có bán mẫu gạo như anh Mạnh đã mua và chỉ bán gạo có nguồn gốc trong nước. Sau đó, chủ cửa hàng tự nguyện giao cho tổ công tác 8 mẫu gạo đang bày bán để cơ quan chức năng xét nghiệm.
Ảnh minh họa
Về việc này, Chi cục trưởng Chi cục QLTT Hà Nội, bà Nguyễn Thị Như Mai, khẳng định: “Lực lượng QLTT Hà Nội kết luận ban đầu là chưa phát hiện gạo giả”. Tuy nhiên, bà Mai cho biết kết luận chính thức về việc có gạo giả hay không còn phải chờ kết quả phân tích các mẫu gạo nói trên của Cục ATVSTP. Dự kiến, kết quả này sẽ được Cục ATVSTP công bố rộng rãi trong sáng nay (5/4).
Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN - PTNT) Nguyễn Trí Ngọc cho biết gạo giả từng xuất hiện tại TP. HCM vào năm 2011 nhưng đến nay chưa phát hiện thêm địa phương nào có loại gạo tương tự. Ông Ngọc nhận định gạo giả có nguồn gốc từ Trung Quốc, được nhập lậu vào Việt Nam. “Chất liệu làm gạo giả là hỗn hợp nhựa, tinh bột sắn. Vì vậy, gạo giả chẳng những không thể ăn mà còn gây độc hại đến sức khỏe vì sử dụng hóa chất” - ông Ngọc khẳng định.
Ông Ngọc khuyến cáo gạo giả được phát hiện tại TP. HCM trước đó thường bán ở sạp nhỏ hoặc người bán dạo, do vậy người dân nên mua gạo có nhãn mác của công ty có uy tín.
Tuy nhiên, ông Trần Quang Trung, Cục trưởng Cục ATVSTP, cho rằng thông tin gạo giả ở Hà Nội là khó có thật. Vì giá nhựa loại rẻ đã 50.000 đồng/kg, trong khi giá gạo thường chỉ hơn 10.000 đồng/kg. Ông Trung cho rằng gạo nghi là giả có thể là gạo cũ, bị ẩm, mốc và người bán hàng đánh bóng lại cho đẹp nhưng khi nấu thì có dấu hiệu và chất lượng bất thường.
Chưa thể có trứng giả Một lãnh đạo Cục Chăn nuôi (Bộ NN-PTNT) khẳng định đến nay không chỉ ở Việt Nam và ngay cả thế giới cũng chưa thể có trứng nhân tạo vì chi phí làm ra trứng giả chắc chắn đắt hơn trứng thật. Trước đó, vào cuối tháng 3/2012, tại Hà Nội đã có thông tin một người dân đi ăn bún trên phố Chùa Hà (quận Cầu Giấy) thấy một quả trứng và nghi là giả vì khi cắt lát, uốn cong rồi thả ra, miếng trứng trở về hình dạng ban đầu, không bị đứt vỡ. |
- Từ 15/1/2025: Đi xe máy mới mua chưa có đăng ký xe và chưa có biển số sẽ bị CSGT tịch thu, đúng không?
- 230 triệu năm trước, có một trận mưa kéo dài suốt 2 triệu năm, đưa loài khủng long lên vị trí thống trị
- Tin vui: BHXH sẽ trả gộp 2 tháng lương hưu, trợ cấp vào trước Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
- Cảnh báo: Chủ tài khoản ngân hàng bị phạt đến 100 triệu đồng, xử lý hình sự nếu vi phạm điều này
- Con phố nào giàu nhất Hà Nội, người gốc Thủ đô chưa chắc đã biết chính xác?
- Từ 1/1/2025: Những đối tượng này sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành