Dùng kẹo ngậm trị ho thường xuyên có thể gây phản tác dụng và khiến bệnh nặng hơn đó.
Sai lầm tai hại khi lạm dụng kẹo ngậm để chữa ho (ảnh minh họa) |
Ho và những nguyên nhân gây ho kéo dài
Ho là một phản xạ tự vệ của họng khi có các yếu tố lạ xâm nhập, gây kích thích. Phản ứng này xảy ra nhằm đẩy các dị vật, chất dịch tiết, cặn bã… ra ngoài để làm sạch và thông thoáng đường thở.
Thực tế, ho là một “triệu chứng” bệnh. Nó có thể gặp phải khi chúng ta mắc các bệnh như cảm lạnh, viêm mũi họng, dị ứng, hen suyễn, trào ngược dạ dày, chảy mũi, bệnh phổi, giãn phế quản, dị vật đường hô hấp, nhiễm khuẩn đường hô hấp… Ngoài ra, ho còn xảy ra khi có vật lạ rơi vào họng, do khói bụi, tuy nhiên, các trường hợp này thường không gây ho kéo dài.
Tác dụng của kẹo ngậm trong việc chữa ho
Hiện nay, có rất nhiều loại viên ngậm, kẹo ngậm trị ho khác nhau, thậm chí còn có những loại có các hương vị hấp dẫn như bạc hà, hoa quả… Nó được nhiều người lựa chọn sử dụng bởi tính tiện lợi và có thể trị ho nhanh chóng.
Viên ngậm (hay kẹo ngậm) trị ho có công dụng làm dịu cơn ho, dịu thanh quản, giúp tiêu đờm và sát trùng đường hô hấp, hỗ trợ điều trị các chứng ho, đau họng, khản giọng… Tác dụng mà loại viên ngậm này mang lại khá nhanh và hiệu quả. Tuy nhiên, nó không thể chữa trị triệt để các cơn ho, vì thế đòi hỏi chúng ta phải sử dụng thường xuyên mới có thể làm "tạm ngưng" các cơn ho dai dẳng. Điều này không tốt chút nào bởi lạm dụng loại kẹo ngậm này rất có hại cho sức khỏe.
Những nguy hại khi lạm dụng kẹo ngậm
Việc sử dụng kẹo ngậm trị ho này thường được mọi người tự mua về dùng chứ không theo chỉ dẫn của bác sĩ. Điều này có ảnh hưởng rất xấu bởi phương pháp này không có tác dụng chữa ho triệt để, hơn nữa, lạm dụng kẹo ngậm để ức chế ho, giảm ho vô cùng nguy hiểm. Nó khiến cho đờm bị ứ lại, không tiết ra ngoài được, lâu dần sẽ trở thành viêm đường hô hấp mãn tính. Bởi vậy, các bạn không nên lạm dụng cách này để chữa ho, chỉ nên dùng đúng số lượng đã được bác sĩ chỉ định hoặc theo hướng dẫn sử dụng được in trên bao bì sản phẩm.
Tips phòng tránh ho
- Giữ ấm cơ thể khi thời tiết thay đổi.
- Tránh thay đổi nhiệt độ môi trường đột ngột. Khi đi từ nhà ra bên ngoài trời lạnh, bạn cần mở cửa và đi ra từ từ để cơ thể thích nghi dần với nhiệt độ thấp.
- Hạn chế tiếp xúc với người bị cúm, không dùng chung khăn, cốc uống nước…
- Không nên uống nước đá, ăn kem hoặc đồ ăn lạnh khi nhiệt độ xuống thấp.
- Đeo khẩu trang khi ra ngoài, đến nơi nhiều khói bụi…
- Bổ sung các loại vitamin, khoáng chất để tăng cường sức đề kháng.
Khi bị ho, bạn nên tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ nhé!
Clip đang được xem nhiều nhất: Khởi tố 3 đối tượng phát tán clip với nội dung 'thác loạn' trong quán bar Sunny
- Người có tuổi thọ ngắn sẽ có 6 triệu chứng khi đi bộ, nếu bạn không có thì xin chúc mừng bạn đã có sức khỏe dồi dào
- Ba loại thực phẩm cấm kỵ ăn chung với thịt bò, nhưng nhiều người vẫn mắc phải
- Ăn mì ăn liền nhiều có bị ung thư không? WHO: Có 6 thực phẩm thực sự gây ung thư, hãy tránh càng xa càng tốt
- Hình dáng cơ thể quyết định tuổi thọ? Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những người sống trên 80 tuổi thường có hai đặc điểm
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%