Cơ quan đại diện Bộ GD&ĐT tại TP. HCM sẽ có chấn chỉnh, rút kinh nghiệm việc Học viện Hành chính QG Hồ Chí Minh (cơ sở 2) để người và xe cộ ra vào thoải mái khi đề thi đã mở.
Phụ huynh ra vào thoải mái trường thi sau khi đề thi đã mở (Ảnh: N.D) |
Ngay sau khi kết thúc ngày thi đầu tiên của đợt 1 – kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2012, chiều tối 4/7, cơ quan đại diện Bộ GD&ĐT tại TP. HCM đã có cuộc trao đổi nhanh với báo giới về tình hình thi của khu vực phía Nam.
Trao đổi với chúng tôi về việc Học viện Hành chính QG Hồ Chí Minh (cơ sở 2) để người và xe cộ ra vào thoải mái trong khuôn viên trường thi, ông Đỗ Quốc Anh – Vụ trưởng, GĐ Cơ quan đại diện Bộ GD&ĐT tại TP. HCM xác nhận việc VTC News nêu lên là có thật.
Thay mặt lãnh đạo Bộ GD&ĐT ở phía Nam, ông Đỗ Quốc Anh đã nói rằng sẽ rút kinh nghiệm và có chấn chỉnh ngay với Học viện Hành chính QG Hồ Chí Minh (cơ sở 2) để tránh lặp lại các sai sót tương tự.
Về việc 1 số các trường ĐH sử dụng điểm thi là trường tiểu học là nơi thi ĐH cho các thí sinh từ 18 tuổi trở lên, ông Đỗ Quốc Anh thừa nhận: Tuyệt đại đa số các trường sử dụng điểm thi là trường THCS hoặc trường THPT để làm điểm thi ĐH. Dù vậy, vẫn có 1 số trường sử dụng trường tiểu học hoặc THCS với bàn ghế rất nhỏ, khoảng cách 2 thí sinh ngồi san sát nhau, khiến thí sinh cảm thấy chật vật, không thoải mái khi làm bài.
Theo đại diện Bộ GD&ĐT ở phía Nam, vấn đề chính là các giám thị ở những phòng thi đấy cần phải linh hoạt, chủ động chuyển những thí sinh ngồi quá gần nhau qua những bàn còn trống mà thí sinh vắng, hoặc bàn quá nhỏ, 1 mình ngồi thì phải chuyển lên trước để các giám thị có điều kiện quan sát kĩ hơn.
Thí sinh ngồi san sát nhau ở điểm thi tiểu học Kỳ Đồng của ĐH Quốc Tế (ảnh: N.D)
Bên cạnh đó, ông Đỗ Quốc Anh cũng lí giải thêm rằng do áp lực thí sinh đổ dồn về TP. HCM thi tuyển sinh hằng năm là rất lớn (hơn nửa triệu thí sinh), áp lực về phòng thi và điểm thi là vô cùng cao. Do đó, trước mắt, Bộ GD&ĐT mong nhận được sự thông cảm cho các trường trong việc chọn điểm thi là trường tiểu học.
Trong ngày thi đầu tiên với 2 môn Toán, Lý, tại các trường ĐH ở khu vực phía Nam, đã có gần 15 thí sinh bị đình chỉ thi do mang theo điện thoại di động vào phòng thi. Cùng lúc, chỉ có duy nhất 1 thí sinh bị đình chỉ thi do mang tài liệu tại ĐH GTVT cơ sở 2 và 1 thí sinh đi trễ tại ĐH Khoa học Tự nhiên TP. HCM.
Vụ trưởng – GĐ Cơ quan đại diện Bộ GD&ĐT tại TP. HCM đã khuyến cáo rằng: Toàn bộ các hành vi mang theo điện thoại di động, nếu đã sử dụng hay chưa sử dụng, nếu bị phát hiện đều bị đình chỉ thi ngay lập tức theo đúng qui chế tuyển sinh.
Thí sinh làm bài thi ĐH tại trường ĐH Sài Gòn (ảnh: N.D)
Đối với môn thi Lý chiều 4/7, cũng như nhiều thí sinh khác của cả nước, các thí sinh tại TP. HCM cũng nhận định rằng đề thi Lý dài và khó. Quan sát giờ về của các thí sinh tại các điểm thi có thể thấy có rất ít các nụ cười mãn nguyện.
Đề thi có đến 80% là bài tập, dài nên nhiều thí sinh đã phải đánh “bừa”, dựa vào tỷ lệ may mắn. Thí sinh Võ Thị Mỹ Oanh (HS trường THPT Trần Phú, Q. 10) nói với PV: “Em chỉ làm được khoảng 40%, số còn lại em đánh đáp án đại, chẳng biết thế nào.”.
Các thí sinh đều phản ánh với chúng tôi là không khí phòng thi mà các em dự thi rất nặng nề, uể oải.
Ngày mai, các thí sinh sẽ tiếp tục thi môn Anh Văn (khối A1) và Hóa (khối A).
- Muốn trở thành giáo viên giỏi? - Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm là điều TIÊN QUYẾT!
- Điểm mới trong các kỳ thi riêng xét tuyển Đại học năm 2025
- 5 năm tới ngành nào hot: Lương lên tới 3,4 tỷ đồng/năm mà không cần bằng đại học?
- 5 ngành học hot nhất hiện nay! Cơ hội việc làm rộng mở, lương 100 triệu đồng/tháng trong tầm tay
- Từ 1/1/2025: Những đối tượng này sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?