Ít ai biết rằng, những vật đồ gia dụng túi nilon, ống nhựa hút, đồ hộp bằng nhựa… mà người dân tiêu dùng hàng ngày được tái chế từ rác thải ở làng Khoai. Thậm chí cả rác thải y tế cũng được đưa vào tái chế ra túi nilong, đồ nhựa đựng…
|
Tỷ phú đếm không xuể
Làng Khoai là tên thường ngày mà người dân ở đây thường hay gọi, nhưng tên đầy đủ là làng Minh Khai (Như Quỳnh, Văn Lâm, Hưng Yên). Năm 1994, khi một người dân của làng lặn lội vào tận trong Nam học hỏi và mang về làng mấy chiếc máy tái chế nhựa.
Rác tràn ngập khắp nơi trong làng được những người công nhân chuyển vào tái chế
Máy chạy xình xịch suốt ngày, cho ra những phẩm là những vật dụng quen thuộc như túi nilon, bàn ghế, các loại chai, lọ… bằng nhựa. Sau sự thành công của ông chủ này, nhiều gia đình, đặc biệt là giới trẻ bắt đầu lao vào thương trường, đầu tư mua các loại máy móc về sản xuất… Đến nay, số tỷ phú trong làng Khoai có ô tô, biệt thự, mở công ty riêng đếm không xuể.
Đủ các loại rác, nhựa cho vào máy "xé" để rồi đưa bể rửa qua loa
Ở làng Khoai không ai bảo ai, người dân đều có sự phân hóa rõ rệt trong nghề tái chế rác thải. Từ nhà thu mua nguyên liệu là rác thải đến những nhà chuyên tái chế tạo hạt nhựa, hộ thì chuyên thổi túi nilon, người thì sản xuất đồ đựng bằng nhựa… Tất tạo thành một quy trình sản xuất khép kín từ khâu tái chế nguyên liệu đến sản phẩm xuất ra thị trường.
Theo thống kê của huyện Văn Lâm, hiện nay 90% số hộ trong làng Khoai tham gia thu gom nhựa và gần như 100% số hộ có máy tái chế với gần 2.000 dàn máy. Bây giờ, hàng của làng Khoai không chỉ có bàn ghế nhựa, đồ hộp đựng… mà còn có các sản phẩm túi siêu thị, túi đựng cây giống, các loại màng ni-lon, dây ni-lon...
Rác thải là đồ nhựa được chuyển ra khu này
Để có nguyên liệu cho các nhà máy này hoạt động, dân làng Khoai phải đổ đi các tỉnh như HN, Hải Phòng, Bắc Giang, Hải Dương, Bắc Ninh… để mua các loại nhựa phế thải, túi nhựa về. Mỗi ngày có hàng trăm tấn nhựa phế liệu được đưa về làng Khoai bằng những chiếc xe tải loại lớn…
Tìm đến cơ sở sản xuất nhà anh Tuấn, PV chứng kiến tận mắt quy trình sản xuất, tái chế để có được những chiếc túi nilong dùng hàng ngày của người dân đô thị.Tuy không phải là một cơ sở tái chế nhựa “có tiếng” nhưng nhà anh Tuấn cũng có khoảng gần chục lao động đang say sưa với mỗi người một việc. Người đứng cho rác thải vào máy, người đứng máy nấu nhựa, tạo hạt với những động tác hết sức khẩn trương…
Công nhân đưa nguyên liệu vào máy nấu thành những dải nhựa
Khó có thể tin được chỉ với một bể nước rộng chừng 3m2 lại là nơi “hóa rác” làm sạch hàng chục tấn nhựa, túi nilon bẩn. Sau khi máy “xé” rác thải (những túi nilon bẩn, đồ nhựa đã dùng rồi) được quay vòng trong bể nước rửa qua loa. Sau đó chuyển sang máy nấu có nhiệt độ 380 độ C để cho ra những giải nhựa mềm, rồi chuyển sang máy tạo hạt để thổi ra hạt nhựa.
Rồi ra những hạt nhựa mang đi làm đồ nhựa, túi nilon...
Trung bình cơ sở sản xuất của anh Tuấn làm ra trên dưới 2 tấn sản phẩm hạt nhựa. Cơ sở nhà anh Tuấn chỉ làm đến công đoạn này, sau đó bán lại sản phẩm cho các hộ gia đình khác để họ lấy hạt nhựa về tái chế ra túi nilon, đồ hộp bằng nhựa…
Tái chế cả rác thải y tế?
Trong cái xưởng hẹp chừng 60m2, mà đủ các loại mùi khó chịu hòa lẫn, mùi rác thải, mùi nhựa tái chế khét lẹt, nóng hầm hập chạy xì xoạch inh tai… Để tìm hiểu công đoạn ở đây cứ chừng 10 phút, PV phải chạy ra ngoài vì không chịu được mùi khó tả.
Bên cạnh đó, một thực trạng khác mà làng Khoai đang phải đối mặt đó là tình trạng ô nhiễm môi trường. Về làng Khoai vào một nắng ráo, nhưng đường sá ở đây lúc nào cũng ngập ngụa trong nước thải, rác thải. Phần lớn người dân làm nghề đều dùng nước để rửa túi nilon sau đó cho vào tái chế, vì vậy lượng nước dùng khá lớn, cống thoát nước làng quá tải, nước dềnh lên cả lối đi…
Đường làng lúc nào cũng ngập trong nước thải
Không những vậy, mọi ngả đường, ngõ ngách trong làng được người dân tận dụng để chứa phế liệu. Đủ mọi loại nhựa phế từ chiếc đài hỏng, điều hoà, túi nilon rác hay đến rác thải y tế cũng được tận thu mua về đây.
Ô nhiễm ở làng Khoai đã đến lúc báo động khi, cơ quan y tế của tỉnh đã thống kê được rằng hơn 40% dân bị mắc bệnh về đường hô hấp, hơn 30% bị giảm thính lực, thị lực. Ngoài ra, mức độ vệ sinh ATTP ở làng Khoai đang ở mức báo động. Theo như người dân thì cũng chưa có cơ quan chức năng nào xuống kiểm tra về An toàn vệ sinh thực phẩm.
Công nhân điều khiển máy thổi túi nilon miệt mài
Một cán bộ chính quyền thị trấn Như Quỳnh cho biết , việc kiểm soát để đảm bảo vệ sinh cho những sản phẩm ở đây là rất khó. Thậm chí chúng tôi còn phát hiện một số hộ dân trong làng tận thu mua luôn các sản phẩm rác thải y tế dùng trong các bệnh viện để tái chế…
Sản phẩm túi nilon xuất đi khắp nơi tiêu thụ
Theo như lời vị cán bộ này thực tế thì khâu xử lý nilon thành phẩm ở đây còn rất thủ công, chưa có một khâu nào được qua xử lý hoá học, và sau khi tái chế ra túi nilon thành phẩm sẽ bán ra thị trường. Việc ảnh hưởng từ làng nghề đến môi trường và sức khoẻ của người dân thì đã tồn tại nhiều năm nay, nhưng tìm lời giải thì quá khó.
Khi chia tay làng Khoai, PV không quên lời dặn của một công nhân làm nghề tên Hoàng, sản phẩm túi nilon ở đây có 2 loại, màu trắng và màu xanh lục, nhưng chỉ đựng được các vật dụng, đồ dùng thôi còn để mà thức ăn rau, thịt, cua, cá…hay thức ăn chín rồi về đổ ra ăn ngay chỉ có nước “rước” bệnh vào người…
- Thời điểm không khí lạnh mạnh nhất của mùa đông năm nay diễn ra khi nào?
- Soi profile của Hoa hậu Thanh Thủy - Miss International 2024: Học thức đỉnh cao, tài sắc vẹn toàn
- Lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
- Trùm giang hồ 'Bình Kiểm' lên kế hoạch bắt cóc ca sĩ, người mẫu
- 5 cái tên bị luật cấm đặt khai sinh ở Việt Nam, đó là tên nào?
- Tại sao vàng giảm giá khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?
- Tỉnh nào có tuổi thọ thấp nhất Việt Nam?
- Vụ rơi máy bay quân sự tại Bình Định: 2 phi công thoát nạn thế nào?