"Họ bắt chúng tôi bò xung quanh sàn nhà, trên người không một mảnh vải và cưỡi lên lưng chúng tôi như thể chúng tôi là những con lừa để mua vui".
Dùng chó để tra tấn tù nhân. |
Bí mật của một nhà tù lớn
Tù nhân tại Aba Ghraib chia thành 3 nhóm: Tội phạm thông thường, nghi phạm gây ra các vụ tấn công nhằm vào liên quân Mỹ và một số ít các phần tử "lãnh đạo" lực lượng nổi dậy. Tuy nhiên, hầu hết các phạm nhân tại đây đều là dân thường, thậm chí nhiều người trong số họ bị bắt trong những đợt càn quét "chớp nhoáng" của quân đội và tại các trạm kiểm soát nằm trên đường cao tốc.
Người được giao nhiệm vụ canh giữ tù nhân và quản lý cả một hệ thống nhà tù rộng lớn này là nữ Chuẩn tướng Janis Karpinski, thuộc lực lượng dự phòng Bộ lục quân Mỹ. Karpinski có nhiều kinh nghiệm trong việc chỉ huy chiến dịch và hoạt động tình báo thời kỳ chiến tranh, song bà chưa bao giờ được quản lý một nhà tù dù nhỏ. Karpinski rất háo hức khi được giao nhiệm vụ quản lý nhà tù Aba Ghraib.
Trong một cuộc trả lời phỏng vấn tờ thời báo St. Petersburg, bà Karpinski cho biết: "Đối với nhiều phạm nhân tại nhà tù Aba Ghraib, điều kiện sống giờ còn tốt hơn ở nhà họ. Một điều khiến chúng tôi lo ngại là họ sẽ không muốn về nhà sau khi đã mãn hạn tù".
Tuy nhiên, chỉ một tháng sau đó, tướng Karpinski chính thức bị khiển trách và đình chỉ công tác. Điều này khiến toàn bộ những người là lính của Karpinski trước đây hết sức bất ngờ. Một vị tướng giỏi và dày dạn kinh nghiệm như vậy sao có thể mắc lỗi và bị phạt nặng đến thế?".
Thực tế, một cuộc điều tra quy mô lớn về hệ thống nhà tù của quân đội Mỹ tại Iraq đã được bí mật tiến hành. Sau cuộc điều tra này, một bản báo cáo dài 53 trang do thiếu tướng Antonio M.Taguba viết đã được gửi cho tờ Người New York, trong đó nêu rõ những sai lầm mang tính liên ngành đang xảy ra ngày càng nhiều tại hệ thống nhà tù quân đội. Đặc biệt, tình trạng này diễn ra rất nghiêm trọng tại nhà tù Aba Ghraib.
Thiếu tướng Taguba cho biết, trong thời gian từ tháng 10 đến tháng 12/2003, có rất nhiều trường hợp tù nhân bị "đánh đập, ngược đãi và lạm dụng tình dục" tại nhà tù. Người gây ra những sai phạm này đều là binh sĩ thuộc Nhóm quân cảnh số 372 và các nhân viên của nhiều cơ quan tình báo Mỹ. Sự việc xảy ra tại hệ thống nhà tù quân đội Mỹ ở Iraq đều được báo cáo với các tư lệnh chỉ huy cấp cao.
Trong suốt thời gian 7 tháng Chuẩn tướng Karpinski nhận nhiệm vụ quản lý nhà tù tại Iraq, bà nhận được ít nhất hơn 10 báo cáo chính thức về các vụ trốn tù, âm mưu trốn tù và một số vấn đề an ninh nghiêm trọng khác mà những sĩ quan của Lữ đoàn Quân cảnh 800 đã điều tra. Một số vụ đã dẫn tới cái chết của nhiều tù nhân và sau đó là hàng loạt buổi "rút kinh nghiệm" trong nội bộ Lữ đoàn số 800.
Chính chuẩn tướng Karpinski đã chấp thuận những báo cáo này và ký lệnh cải tổ quản lý phạm nhân. Tuy nhiên, thiếu tướng Taguba phát hiện rằng bà đã không thực hiện những gì đã ký. "Nếu bà tiến hành các cải tổ, đã không xảy ra những trường hợp ngược đãi như vậy".
Bên cạnh đó, trong báo cáo của mình, thiếu tướng Taguba còn cho biết nhà tù Aba Ghraib đã bị "quá tải" trong khi số lượng quản giáo thuộc Lữ đoàn quân cảnh không đủ so với "nhu cầu". Chính sự thiếu cân bằng này đã dẫn tới điều kiện sống kém chất lượng, những vụ trốn tù và thiếu trách nhiệm giải trình. Trên thực tế, rất nhiều tù nhân đang bị giam giữ tại nhà tù Aba Ghraib là những người vô tội. Họ bị bắt giữ mà không hề được xét xử và được trả tự do trong vòng 3 tháng kèm theo 10USD tiền tiêu tạm khi ra tù. Còn lại nhiều người khác bị buộc tội nổi dậy và bị giam giữ lâu hơn.
Những người này phải trải qua quá trình thẩm vấn, tra tấn và thậm chí bị xỉ nhục. Sau khi thông tin nhà tù Aba Ghraib ngược đãi tù nhân được công bố, làn sóng phẫn nộ của công chúng cũng bùng lên mạnh mẽ, nhất là tại Iraq. Những gia đình có thân nhân bị cầm tù tỏ ra vô cùng lo lắng về số phận của con em họ. Hàng loạt cuộc biểu tình đã diễn ra nhằm yêu cầu nhà tù trả tự do cho các tù nhân.
Janis Karpinski trực tiếp tra tấn tù nhân dã man.
Những hành động ngược đãi man rợ
Hashem Muhsen, một tù nhân Ả Rập bị bắt giữ tại khu vực Sadr City kể lại: "Họ bắt chúng tôi bò xung quanh sàn nhà, trên người không một mảnh vải và cưỡi lên lưng chúng tôi như thể chúng tôi là những con lừa để mua vui". Muhsen chính là một trong những tù nhân bị buộc phải cởi quần áo và tham gia nhóm xếp hình Kim tự tháp, làm trò tiêu khiển cho lính cai ngục.
Bản báo cáo của thiếu tướng Taguba đã liệt kê ra một số hành vi phạm pháp của nhà tù Aba Ghraib như đập vỡ đèn hóa học, đổ phốt pho lỏng vào tù nhân, dội nước lạnh vào tù nhân không có một mảnh vải che thân. Quản giáo đã đánh đập tù nhân bằng cán chổi, ghế, bắt tù nhân nam phải thực hiện những hành động dục tính. Họ còn đánh đập, làm trầm trọng thêm vết thương của tù nhân sau khi bị trói vào tường xà lim, dùng chó nghiệp vụ để đe doạ và tấn công tù nhân.
Thậm chí, Taguba còn đưa ra bằng chứng gây choáng váng để chứng minh cho các cáo buộc. Đó là những bức ảnh, đoạn băng video do binh lính chụp lại khi các vụ tra tấn diễn ra không được đưa vào bản báo cáo do "tính chất vô cùng nhạy cảm".
Những bức ảnh ghi lại hình ảnh các binh lính Mỹ chửi bới tù nhân Iraq đang trong tình trạng không một mảnh vải che thân và buộc phải ở trong tư thế "nhục nhã". 6 binh sĩ tham gia các vụ tra tấn tù nhân đã bị truy tố ở Iraq với cáo buộc thông đồng trong khi làm nhiệm vụ, tàn ác, ngược đãi tù nhân và có hành vi không đứng đắn.
Tình dục đồng giới là trái với luật Hồi giáo, người đàn ông không mặc quần áo trước mặt những người đàn ông khác là điều sỉ nhục với nam giới. Bernard Haykel, giáo sư nghiên cứu Trung Đông thuộc trường đại học New York lý giải: "Bị đặt chồng lên người khác và buộc phải thủ dâm, ép buộc một người trong tình trạng không một mảnh vải che thân trước mặt người khác, tất cả những hành động đó đều là tra tấn". Sự thật đáng đau lòng là việc ngược đãi tù nhân tại nhà tù Aba Ghraib diễn ra gần như là hàng ngày.
Tại phiên tòa xét xử, nhân viên kỹ thuật Matthew Wisdom, một trong các nhân chứng của vụ việc đã kể lại những gì xảy ra khi anh cùng các binh sĩ khác giao 7 tù nhân bị trùm đầu tới "khu vực hà khắc" của Aba Ghraib, nơi những tù nhân thuộc loại nguy hiểm nhất bị giam cầm. Wisdom kể lại: "Họ túm lấy tù nhân và đẩy anh ta vào cột xà lim. Tôi không nghĩ việc đó là đúng. Họ đi lại quanh đó, đấm đá tù nhân. Tôi nhớ khi đó họ cố tình đánh trúng vết thương của tù nhân. Thực sự, tù nhân đó không hề nguy hiểm để phải trói và tra tấn người đó đến mức như vậy".
Wisdom tiếp tục chứng thực: "Tôi thấy 2 tù nhân trần truồng, một thủ dâm còn một quỳ gối. Tôi nghĩ tôi nên ra khỏi chỗ đó. Rõ ràng việc ép buộc tù nhân làm vậy là sai nhưng tôi không thể làm được gì hơn để giúp họ".
Chuẩn tướng Janis Karpinski bị bắt giữ.
Tổ chức Quan sát nhân quyền phàn nàn với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Donald Rumsfeld rằng, nhiều thường dân Iraq bị giam giữ từ tháng này qua tháng khác mà không có bất cứ một cáo buộc nào. Hơn nữa, nhiều thường dân vô tội Iraq bị bắt nhầm vào đây cũng bị tra tấn đến suy sụp sức khỏe và tinh thần. Bản báo cáo cho biết, hơn 60% tù nhân dân sự ở Aba Ghraib không hề là mối đe doạ với cộng đồng và lẽ ra phải phóng thích họ từ lâu.
Trong thời gian Karpinski phụ trách bảy tháng, có ít nhất 10 vụ việc được báo cáo chính thức, trong đó có trốn tù, có ý định trốn tù và các vấn đề an ninh khác. Một số vụ dẫn tới giết tù nhân hoặc làm tù nhân bị thương, còn tất cả các vụ khác đều được giấu kín. Các vụ tra tấn tù nhân Iraq đã gây ra những hậu quả khôn lường, biến Aba Ghraib trở thành một Guantanamo thứ hai (Guantanamo là nhà tù khét tiếng tàn bạo về tra tấn tù nhân).
- Thời điểm không khí lạnh mạnh nhất của mùa đông năm nay diễn ra khi nào?
- Soi profile của Hoa hậu Thanh Thủy - Miss International 2024: Học thức đỉnh cao, tài sắc vẹn toàn
- Lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
- Trùm giang hồ 'Bình Kiểm' lên kế hoạch bắt cóc ca sĩ, người mẫu
- 5 cái tên bị luật cấm đặt khai sinh ở Việt Nam, đó là tên nào?
- Tại sao vàng giảm giá khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?
- Tỉnh nào có tuổi thọ thấp nhất Việt Nam?
- Vụ rơi máy bay quân sự tại Bình Định: 2 phi công thoát nạn thế nào?