Ngay câu mở lời, nước mắt của người mẹ đã trào ra như trời đất đang sụp đổ dưới chân: “Tôi phải làm gì đây, phải làm gì để cứu con mình”…
Bé trai song sinh nguy kịch vì biến chứng sởi |
Bất cứ ai ở Khoa Nhi bệnh viện Bạch Mai cũng đều phải nghẹn đắng trước hoàn cảnh của anh chị Khúc Văn Khôi và Phạm Thị Bích trú tại Mỹ Hào, thôn Dâu, tỉnh Hưng Yên. “Ai cứu gia đình tôi với”, tiếng gào của người vợ, cùng hình ảnh nước mắt trào ra ướt đẫm ve áo của người chồng cứng cỏi lại càng khiến cho không khí thêm nặng nề, căng thẳng. Bên cạnh tiếng tít tít không ngừng của máy thở là tiếng thở phập phồng nặng nề của bé Đức Anh... khiến các bác sĩ cũng không cầm được nước mắt.Những ngày chăm con trai, dường như chị không còn sức để khóc thêm nữa
Do cách ly nên hầu như anh chị chỉ nhìn con từ bên ngoài
Nghẹn đắng lòng cảnh bé chị vừa mất, bé em song sinh nguy kịch vì biến chứng sởi
7 năm chung sống, yêu thương, gắn bó với nhau, vì hiếm muộn nên anh Khôi, chị Bích vẫn làm lụng chăm chỉ, miệt mài đi chạy chữa khắp nơi để mong ngóng có tiếng cười trẻ thơ trong nhà. Và rồi điều ước đó đã thành hiện thực bằng phương pháp thụ tinh ống nghiệm mà anh chị chọn thực hiện tại viện C. Hai bé Phương Linh – Đức Anh là kết quả của ngần ấy năm chạy chữa đủ các loại thuốc Tây đến thuốc Nam rồi thuốc Bắc. Nhưng cũng từ đây, anh chị đã phải trải qua những ngày tháng đau khổ nhất.
Người nào bảo: “Bằng tuổi nằm duỗi mà ăn”, còn anh chị thì lắc đầu, thở dài thườn thượt: “Chắc đó không phải vợ chồng tôi rồi”.
Chị Bích tâm sự: “Chúng tôi rất yêu thương và có trách nhiệm với nhau. Điều mong ước lớn lao nhất lúc đó là gia đình được nghe thấy tiếng trẻ thơ”. Rồi niềm hy vọng le lói khi chị biết tin mình mang thai. Nhà nghèo nhưng anh Khôi cứ một mực bảo chị Bích ở nhà để dưỡng thai, anh bảo "chỉ cần em và con khỏe, mọi chuyện anh sẽ lo chu đáo”. Trước sự quả quyết của anh, chị Bích - cô công nhân của xí nghiệp may Thăng Long nghỉ làm để dưỡng thai. Nguồn tài chính lúc này của gia đình chỉ trông mong vào mình anh. Anh lúc thì cày ruộng, lúc lại đi làm thuê, bất cứ nơi nào cần thợ, anh đều cố gắng gánh vác, anh làm ngày đêm không ngừng nghỉ.
Tại viện C, niềm vui vỡ òa khi anh chị được ôm hai thiên thần sinh đôi trên tay. Ai cũng khen, cũng mừng cho anh chị.
Vì sinh đôi, lại đẻ non, bé gái Phương Linh lúc ra đời nặng có 1,3kg. Bé Đức Anh nặng 2,7 kg. Từ ngày lọt lòng mẹ, bé Linh đã phải nằm suốt 1 tháng trời trong lồng kính với chế độ chăm sóc đặc biệt. Gần Tết, trong sự vui mừng tột cùng, anh chị đưa các con về nhà.
Chị rớt nước mắt nhớ lại: “Đó là khoảng thời gian đẹp nhất của mình. Lúc cả nhà được trọn vẹn, được hạnh phúc, trên tay vợ chồng là mỗi thiên thần, khúc ruột mình đẻ ra”.
Anh Khôi ứa nước mắt tâm sự: “Các con ngoan lắm, dường như biết bố mẹ nghèo nên hai con chỉ thích bú sữa mẹ. Mình chỉ mong các con khỏe, con khỏe là động lực để mình cố gắng kiếm tiền để cải thiện bữa ăn dinh dưỡng cho vợ”.
Ăn Tết được tròn tháng, một ngày anh chị tím tái mặt mũi khi thấy bé Phương Linh có biểu hiện lạ: quấy khóc, bỏ ăn, ho nhiều,... Anh chị lại tay xách nách mang đưa con đến bệnh viện Nhi trung ương khám. Tại đây, bác sĩ bảo bé có dấu hiệu suy dinh dưỡng nặng và bị viêm phế quản. Chuỗi ngày trong viện, anh chị không có lúc nào được ngủ ngon giấc. Hai vợ chồng chỉ biết an ủi, động viên nhau: “Rồi con sẽ khỏe”.
Nhưng rồi tia hi vọng của hai vợ chồng nghèo cứ dần lịm đi theo tiếng thở của con. Khi thấy con được đưa vào phòng chống độc và hàng ngày phải tiêm rất nhiều kháng sinh, anh chị lo lắng đứng ngồi không yên.
Anh Khúc Văn Khôi thẫn thờ bên giường bệnh của con
"Rồi bác sĩ kết luận cháu bị phù nề, cơ thể nhiễm trùng, lại ở thể nặng, tím tái liên tục, có thể chết bất kỳ lúc nào làm vợ chồng chúng tôi như chết đứng”, chị bật khóc.
Khi nhìn con qua cửa phòng chống độc, chị vẫn lạc quan: “Làm sao có chuyện đó? Mắt con tôi vẫn còn nhanh nhạy lắm, cháu nhận ra mẹ rồi mà”…
Ngày ngày chị nắm tay con, hi vọng con sớm khỏi bệnh
Rồi một ngày bé Phương Linh ra đi đột ngột trước sự hụt hẫng của tất cả mọi người. Tim quặn thắt, dáng đi lảo đảo, đang chôn cất con, anh chị như chết đi khi nghe tin bé Đức Anh đang phải thở máy trong bệnh viện và tình hình cũng rất nguy kịch.
Chẳng kịp thắp cho con nén hương, vội vàng, vợ chồng chị lại lục đục bắt xe chạy ngay tới bệnh viện. Đến bệnh viện Bạch Mai, bé Đức Anh trong tình trạng sốt cao, mắt đỏ, viêm phế quản và bị sởi. Nước mắt lã chã lăn trên khuôn mặt, anh chị chẳng biết phải giải thích thế nào trước lời quở mắng của bác sĩ: “Anh chị muốn con chết hay sao mà bây giờ mới đưa con tới đây”.
“Ngày 21/4 là ngày định mệnh của gia đình tôi, là ngày con gái 4 tháng tuổi tử vong do phổi và là ngày con trai 4 tháng tuổi đang bị sởi nguy kịch, phải thở máy”, chị nức nở khóc.
Hi vọng rồi con sẽ khỏe, gia đình sẽ đoàn viên
7 năm tìm con, biết bao tháng ngày ăn trực nằm chờ trong viện nuôi các con, khiến gia đình anh chị đã nghèo còn nghèo hơn. Bà nội bé bảo: “Từ ngày hai bé ra đời, bé đi đâu, bố mẹ bé và hai bà nội ngoại lại đi theo đó. Ước gì tôi có thể gánh chịu kiếp nạn này thay cho vợ chồng nó. Nợ nần chồng chất, mà mạng sống của con không biết thế nào"...
Con ốm, anh chị bỏ nhà bỏ cửa đi theo các con. Anh vay gia đình, bạn bè rồi vay cả ngân hàng, hàng ngày chưa kể tiền ăn, anh chị phải trả 250.000 đồng thuê 1 cái giường cho 4 người nghỉ ngơi. Tiền viện phí cũng cao, nhiều khi anh chị muốn quỵ ngã.
Ngày ngày nhìn vào giường cháu, bà thương cháu vô cùng
Với anh chị, nếu cứu được con mà phải đánh đổi bằng bất cứ điều gì, anh chị cũng sẽ không từ. Dù đã mệt mỏi lắm nhưng anh chị vẫn cố gắng với hi vọng le lói: Rồi con sẽ khỏi bệnh, rồi gia đình sẽ đoàn viên. 4 người lớn vạ vật bên giường bệnh của đứa con. Dường như trong ánh mắt, trong dáng đi không đủ sức, anh Khôi chị Bích vẫn cố gắng dựa vào nhau để tiếp tục cố gắng.
Xung quanh bé đâu đâu cũng là máy móc, là dây truyền
PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, trưởng khoa Nhi, bệnh viện Bạch Mai nói: "Đây là một trường hợp mà trong viện tôi ai cũng biết và quan tâm. Y bác sĩ chúng tôi rất cảm thông chia sẻ sâu sắc với sự mất mát này cùng với gia đình. Chúng tôi cũng chỉ biết cố gắng hết sức, hi vọng và hi vọng..."
Chia sẻ về trường hợp này, điều dưỡng trưởng bệnh viện Bạch Mai Lê Thu Hoài chia sẻ: "Hiện tại Đức Anh mỗi bữa chỉ ăn được qua đường truyền 20ml, quá 1 chút là sặc rất nguy hiểm".
Hiện tại gia cảnh của gia đình anh Khôi, chị Bích vô cùng khó khăn, để lo cho hai bé, anh chị đã phải bỏ hết công việc và dồn mọi nguồn lực từ họ hàng để lên viện tiện chăm sóc con. Bạn đọc có thể gửi lời động viên, tấm lòng thiện nguyện có thể liên hệ với gia đình qua số điện thoại: Anh Khúc Văn Khôi: 0936667244, chị Phạm Thị Bích: 01682309678.
Clip đang được xem nhiều nhất: Mẹ bị tố dàn dựng chụp ảnh con ngoài cổng trường: “Tôi sai nhưng mọi người cần hiểu vấn đề”
- Phía sau những bức ảnh 'đắt giá' đưa Việt Nam ra thế giới
- Ngắm vẻ đẹp tinh khôi của hoa ban trắng ngay giữa lòng Hà Nội
- Những bức ảnh thay lời kêu cứu thống thiết từ môi trường, khi nghệ thuật dùng để kể những câu chuyện của hành tinh
- Vẻ đẹp khắc nghiệt của thiên nhiên qua những tác phẩm thắng giải nhiếp ảnh bảo tồn 2022
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%