"Rồng lửa" trên bánh xích Việt Nam
Thứ năm, 28/03/2013 08:24

Việt Nam được trang bị khá nhiều tên lửa phòng không cơ động mang lại khả năng đối phó hiệu quả với các mục tiêu xâm phạm bầu trời tổ quốc.

Hệ thống tên lửa phòng không di động tầm thấp SA-9, loại tên lửa này thường được triển khai bảo vệ đội hình chiến đấu của bộ binh cơ giới

Hệ thống tên lửa phòng không di động tầm thấp SA-9, loại tên lửa này thường được triển khai bảo vệ đội hình chiến đấu của bộ binh cơ giới

Các tổ hợp tên lửa phòng không di động được trang bị trên các loại khung gầm xe bánh xích hoặc lốp cao su mang lại rất nhiều lợi thế về chiến thuật. Ngày nay, tác chiến phòng không diễn ra với mức độ ngày càng tinh vi hơn, ác liệt hơn, bên tấn công thường được trang bị các vũ khí tấn công với độ chính xác cao, thời gian phản ứng khá nhanh.

Do đó, các hệ thống hỏa lực phòng không mặt đất cần có khả năng cơ động cao để tránh lộ mục tiêu, bảo toàn lực lượng chiến đấu, chiến thuật “bắn - rút lui” có ý nghĩa sống còn trong việc bảo vệ không phận chống lại các cuộc tập kích đường không của đối phương.

Nhằm đáp ứng nhiệm vụ phòng không trong tình hình mới, quân đội Việt Nam mà cụ thể là Quân chủng phòng không - không quân được đầu tư trang bị nhiều loại tên lửa phòng không di động từ tầm thấp, tầm trung đến tầm cao giúp đối phó hiệu quả với các mục tiêu xâm phạm bầu trời tổ quốc.

Dưới đây là những hệ thống phòng không di động có trong biên chế quân đội nhân dân Việt Nam:

9K31 Strela-1 NATO định danh SA-9 Gaskin, là loại tên lửa phòng không tầm thấp được trang bị trên khung gầm xe chiến đấu bộ binh BRDM-2. Loại tên lửa này được phát triển cùng thời với tên lửa phòng không tầm thấp vác vai 9K32M Strela-2.

Mỗi xe được trang bị 4 ống phóng sử dụng tên lửa phòng không dẫn bằng hồng ngoại  9M31, tầm bắn hiệu quả 4,2 km, tầm cao 3 km, biến thể nâng cấp sử dụng tên lửa 9K31M tầm bắn 5 km, tầm cao 3,5 km. SA-9 là sự bổ sung hỏa lực phòng không tầm thấp cho các loại pháo phòng không di động ZSU-23.

9K35 Strela-10, NATO định danh SA-13 Gopher, đây là một biến thể phát triển nâng cấp thay thế cho loại SA-9. Tên lửa được đặt trên khung gầm xe bánh xích đa dụng MT-LB. SA-13 được trang bị 4 tên lửa phòng không dẫn bằng hồng ngoại 9M37.

Tên lửa có tầm bắn hiệu quả 5 km, tầm cao 3,5 km, điểm mạnh của tên lửa 9M37 là được trang bị đầu dò hồng ngoại đa màu sắc thế hệ mới có khả năng đối phó hiệu quả với các loại mồi bẫy hồng ngoại. Ngoài ra, tên lửa có tốc độ gấp 1,8 lần tốc độ âm thanh (1.900 km/h) nên thời gian tấn công mục tiêu nhanh hơn so với trước.

Tên lửa phòng không tầm thấp cơ động SA-13, nhờ được áp dụng khá nhiều công nghệ mới cho phép đối phó hiệu quả với các mục tiêu đường không tầm thấp

Tên lửa phòng không tầm trung di động 2K12 Klub, NATO định danh SA-6 Grainful, hệ thống tên lửa này được mệnh danh là “3 ngón tay thần chết” bởi khả năng tuyệt vời của nó trong chiến tranh Yom Kippur năm 1973 giữa Israel và khối Ả Rập.

Hệ thống tên lửa phòng không cơ động tầm trung SA-6, "ba ngón tay của thần chết" vẫn là khắc tinh của bất kỳ loại máy bay nào

Tên lửa được đặt trên khung gầm xe bánh xích GM-578, mỗi xe phóng mang 3 tên lửa, biến thể đời đầu sử dụng tên lửa 3M9 tầm bắn hiệu quả 24 km, tầm cao 14 km, biến thể nâng cấp sử dụng tên lửa 3M9M1/3/4 với tầm bắn hiệu quả 35 km tầm cao 20 km.

Zing/Infonet

Clip đang được xem nhiều nhất: Thủ tướng đồng ý phương án thi tốt nghiệp THPT 2020

Tag: Rồng lửa , Tên lửa , Phòng không , Phòng không không quân , Tên lửa tầm thấp , Tên lửa tầm trung