Điều gì sẽ xảy ra khi chúng ta chết? Đó là câu hỏi đã ám ảnh con người hàng ngàn năm qua và vẫn chưa thể có lời giải thích đáng.
|
Mỗi nền văn minh khác nhau lại có một cách riêng để lý giải về nơi linh hồn con người sẽ tới sau khi chết. Với nhiều người, cánh cửa bước tới thế giới bên kia rất gần họ.
Masaya, Nicaragua
Ở thế kỷ 16, những nhà thám hiểm Tân Thế giới từ châu Âu thường kể về những ngọn núi lửa khổng lồ hoạt động ngày đêm, không ngừng phun trào nham thạch ở châu Mỹ. Những người dũng cảm này đã leo lên núi lửa Masaya để viết về nham thạch và khói bụi nơi đây, ghi lại miệng núi lửa là một vực sâu thăm thẳm. Từ đó, họ bắt đầu gọi núi lửa Masaya với cái tên Ngọn núi Địa ngục.
Khu vực núi lửa Masaya (Ảnh: Vianica)
Tuy nhiên, không phải chỉ có những nhà thám hiểm châu Âu nghĩ vậy. Người dân bản địa Nicaragua từ trước đến nay luôn tin ngọn núi lửa này là hiện thân của một vị thần, và mỗi khi ngọn núi lửa hoạt động là một dấu hiệu cho thấy vị thần đó đang giận dữ. Để làm vị thần nguôi giận, họ thường dùng trẻ em và phụ nữ trẻ để hiến tế.
Ngọn núi lửa này còn được cho là nhà của một phù thuỷ đầy quyền năng, người chỉ trả lời trước những việc hệ trọng nhất. Mô tả về phù thuỷ và vị thần của người dân địa phương tương tự cách người châu Âu nói về Quỷ dữ (Devil).
Cổng Diêm vương, Thổ Nhĩ Kỳ
Cổng Diêm vương ở Thổ Nhĩ Kỳ (Ảnh: Review Journal)
Người Hy Lạp và La Mã cổ đại thường dựng lên những vùng đất thần thoại từ địa danh có thật. Đỉnh Olympus - ngôi nhà của những vị thần là có thật, vậy liệu cánh cổng Diêm vương dẫn tới thần Hades cũng tồn tại trong thế giới thực? Truyền thuyết nói Cổng Diêm vương, còn được biết đến dưới cái tên Ploutonion vùng Hierapolis, chính là nơi bước vào thế giới địa ngục của người Hy Lạp và La Mã cổ đại.
Từng bị lãng quên một thời gian dài, quần thể hang động này được tìm thấy tại thành phố cổ đại Pamukkale ở vùng Hierapolis. Nằm phía trong một ngôi đền cổ, nhiều tin đồn nói những người tới cánh cổng sẽ thấy hình ảnh bóng ma và các lời tiên tri. Ngoài ra, họ có thể bị chết vì nhiễm độc nếu bước qua cánh cổng mà không phải thầy tu. Những chuyện truyền miệng đã biến Cổng Diêm vương trở thành thần thoại.
Tuy nhiên, khí độc chết người ở cánh cổng là có thật. Trên thực tế đó là nơi tích tụ dày đặc khí CO2 tới mức có thể giết bất cứ ai ở quá gần.
Hang Sinh đôi, Israel
Hang Sinh đôi (Ảnh: Haaretz)
Mọi câu chuyện và nghi thức tôn giáo có liên quan đến Israel và vùng đất thánh Jerusalem đều có liên hệ tới thần địa ngục Hades và cô gái xinh đẹp Persephone, con gái nữ thần mùa màng Demeter, người bị Hades bắt về làm vợ.
Hang Sinh đôi tại Israel từng được coi là cánh cổng đi vào địa ngục, và các nhà khảo cổ học đã khám phá ra nơi đây trong lịch sử là địa điểm diễn ra hàng loạt nghi thức của những kẻ ngoại đạo. Những chiếc lồng đèn kiểu La Mã được treo khắp Hang Sinh đôi. Trong thần thoại Hy Lạp, Demeter đã treo đèn như vậy để đi tìm con gái mình dưới địa ngục.
Hekla, Iceland
Núi lửa Hekla (Ảnh: Decade Volcano)
Ngọn núi lửa Hekla tại Iceland bắt đầu được coi là cánh cổng địa ngục kể từ năm 1104, khi có một vụ phun trào kinh khủng diễn ra. Một khu vực dài 5km, rộng 40km chìm trong biển lửa. Không chỉ vậy, vụ núi lửa Hekla phun trào còn đi kèm với động đất làm số người thiệt mạng không thể ước tính được. Nhiều năm sau vụ núi lửa phun, nạn đói vẫn hoành hành thường xuyên tại Iceland.
Một số người thời ấy cho rằng núi lửa phun là phép thuật ác độc của phù thuỷ, trong khi số khác cho đó là hậu quả từ cuộc chiến giữa các vị thần. Núi lửa Hekla bị coi là một con quỷ gắn liền với những ngày dài đen tối.
Phòng xưng tội nhà thờ Thánh Patrick, Ireland
Theo truyền thuyết, Thánh Patrick đã tới hòn đảo Station, Ireland để giảng đạo, gặp mặt những người dân luôn tỏ ra ngờ vực tôn giáo. Ông cầu nguyện, tự hỏi làm thế nào để những người dân "cứng đầu" trên đảo chịu nhìn ra sự thật ở những lời thuyết giáo. Chúa trả lời, nói ông hãy thử mở một căn phòng để mọi người có thể xưng tội.
Một truyền thuyết khác lại kể bản thân Thánh Patrick từng trải nghiệm cuộc sống sau khi chết, và được nơi đây trao sách cũng như những phần thưởng cao quý khác. Hang động nơi có "cánh cổng địa ngục trong nhà thờ sau đó phải đóng cửa.
Lâu đài Houska, Cộng hoà Séc
Lâu đài Houska (Ảnh: Mostly Ghost)
Xây từ thế kỷ 13 tại Séc, lâu đài Houska có vẻ ngoài hoàn toàn bình thường, nhưng bên trong lại không phải như vậy. Nơi xây lâu đài này hoàn toàn không có ý nghĩa phòng thủ, chiến thuật, thậm chí xung quanh còn chẳng có nước. Người ta tin nó chỉ được xây lên để che giấu thứ gì đó bên trong.
Truyền thuyết nói ngôi nhà này được xây ngay trên một cánh cổng địa ngục. Người dân địa phương đến nay vẫn làm chứng từng nhìn thấy những vật thể lạ bay vòng quanh bên trong căn nhà, những oan hồn sát cạnh nhau cầu xin được giúp đỡ. Trong Thế chiến 2, phát xít Đức từng chiếm đóng nơi đây và tiến hành nhiều thí nghiệm tội ác.
Lacus Curtius, Italia
Di tích Lacus Curtius (Ảnh: Jeffbondono)
Di tích Lacus Curtius hiện chỉ còn vài tấm đá lát đường cùng những câu chuyện truyền miệng, tuy nhiên trong quá khứ nơi đây từng là một địa danh đầy bí ẩn với vô số những câu chuyện thêu dệt xung quanh.
Sử sách ghi lại vào thời điểm xuất hiện lời sấm truyền báo hiệu kinh đô Rome sẽ sụp đổ, "hố địa ngục" Lacus đã mở ra để chuẩn bị đón nhận hiến tế. Người phải chịu hiến tế là Marcus Curtius, một trong những chiến binh mạnh mẽ nhất thành Rome. Sử sách ghi lại tên anh với tư cách một người hiến dâng sinh mạng mình để làm nguôi giận đấng tối cao, nhằm ngăn chặn đất nước mình khỏi bị sụp đổ.
Actun Tunichil Muknal, Belize
Một bộ xương người tại Actun Tunichil Muknal (Ảnh: Black Tomato)
Một loạt hang động tại Khu bảo tồn quốc gia núi Tapir từng được người Maya cổ đại dùng làm nơi thực hiện các nghi thức hiến tế. Nơi đây được đặt tên Actun Tunichil Muknal, có nghĩa là hang động của những khu mộ pha lê.
Giờ đây Actun Tunichil Muknal được mở cửa cho du khách tham quan và mọi người đều có thể chứng kiến những bộ xương người còn sót lại, chứng tích của những vụ hiến tế. Một số bộ xương có niên đại hơn 1.200 tuổi. Tương truyền, người Maya cổ đại tin Actun Tunichil Muknal là ngôi nhà của vị thần mưa có tên Chaak.
Người Maya tin vào sâu bên trong hang động, họ sẽ đến Xibalba - vùng đất sợ hãi. Trong truyền thuyết Maya cổ, Xibalba chính là địa ngục có 12 con quỷ dữ cùng đám tay sai. Chúng chính là nguyên nhân gây ra chết chóc, bệnh tật, nghèo đói và đau đớn. Do đó người Maya hiến tế người sống vào trong khu hang động này với hy vọng khiến các vị thần vui vẻ và ngủ yên trong đó.
Suối Thiêng, Mexico
Suối Thiêng (Ảnh: Yucatan Holidays)
Suối Thiêng (Sacred Cenotes) tại Mexico là một tập hợp những hang động và nguồn nước được người Maya cổ đại dùng vào nhiều mục đích khác nhau. Đầu tiên chúng được dùng để xem giờ - mặt trời không thể chiếu ánh nắng xuống Suối Thiêng trừ khi đang ở thiên đỉnh.
Ngoài khu vực hang động này, các nhà khảo cổ cũng tìm thấy hàng loạt dấu vết xương người và động vật, được cho là tàn tích từ những cuộc hiến tế của người Maya. Tương tự hệ thống hang động tại Belize, Suối Thiêng tại Mexico được tin là nơi ở của thần mưa Chaak. Người Maya tin việc hiến tế sinh mạng tại "nhà" của Chaak sẽ giúp đảm bảo mùa màng tươi tốt.
Hồ Avernus, Italia
Hồ Avernus (Ảnh: Extend Creative)
Hồ Avernus tại Italia từ lâu đã được các thần thoại cho là một cánh cổng địa ngục vì có màu nước tối hoàn toàn khác biệt, lại nằm trên một miệng núi lửa đã tắt, sở hữu nhiều hang ngầm và thậm chí thường xuyên phun trào khí ga.
Đến nơi đây, du khách có cảm giác mình đang bước qua ngôi nhà của thần địa ngục Hades. Chim và những loài thú nhỏ thường tránh xa hồ Avernus bởi chúng sẽ chết nếu hít phải hơi độc phun ra từ khu vực quanh hồ.
Truyền thuyết cổ đại ghi lại những vị anh hùng như Heracles và Odysseus đã tới "cánh cổng địa ngục" này, đồng thời nói những hang động quanh hồ còn dẫn tới nhiều hầm ngầm nằm sâu bên dưới. Triết gia Cicero ghi lại quanh hồ Avernus có những hồn ma lảng vảng xung quanh.
Clip đang được xem nhiều nhất: Nhóm thanh niên ngăn cô gái nhảy cầu
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%