Nếu cú sút tuyệt đẹp của Jesper Gronkajer không tìm thấy nóc lưới của Liverpool trong trận đấu vào ngày 11/5/2003, qua đó quyết định tấm vé cuối cùng của nước Anh dự Champions League thì Roman Abramovich đã không mua Chelsea.
|
Dưới túi tiền không đáy của nhà tài phiệt nước Nga, Chelsea từ chỗ một đội bóng khá trở thành một thế lực thực sự của bóng đá Anh và cả Châu Âu. Nhưng hiện tại, 9 năm sau khi Roman tiếp quản đội bóng, Chelsea lại rơi vào tình cảnh y hệt như trước khi Abramovich tới Stamford Bridge: mong manh cho mục tiêu top 4.
Thống kê mới nhất, với việc mất 50 triệu bảng thuê và sa thải Villas-Boas, số tiền mà Abramovich chi cho Chelsea 9 năm qua đã lên đến con số 2 tỷ bảng. Chắc chắn số tiền này sẽ không dừng lại ở đây vì Abramovich đã cảnh báo sẽ tống cổ bất cứ cầu thủ nào dù là công thần nếu không cải thiện được thành tích của Chelsea, sau khi ông đã sa thải Villas-Boas để thỏa mãn sức ép từ phía họ.
Người đàn ông có nụ cười rất “Liên Xô” đó vẫn có những hành động rất bí ẩn, nhưng tiền đối với ông không bao giờ là vấn đề. Từ khi tiếp quản Chelsea vào tháng 6/2003, Abramovich đã chi ra 624.584.000 bảng để mua sắm cầu thủ cùng với 1.170.591.000 bảng để trả lương cho họ. Như vậy, chỉ riêng việc mua sắm, trả lương cho cầu thủ đã lấy đi của ông 1.813.175.000 bảng.
Roman Abramovich đang gặp khó khăn trong việc tìm ra một tương lai mới cho Chelsea.
Cộng với việc bỏ ra 66 triệu bảng mua thêm những ngôi sao như Juan Mata, Gary Cahill, Lukaku cũng như trả lương cho các cầu thủ mùa này đã khiến số tiền ông bỏ ra cho đội bóng vươn đến cột mốc 2 tỷ bảng trong 9 năm. Tính ra mỗi năm ông bỏ ra đến 200 triệu bảng - một con số khủng khiếp.
Số tiền đó đã giúp Chelsea có được giai đoạn thành công nhất trong lịch sử 107 năm của CLB. 3 danh hiệu Premier League, FA Cup, Carling Cup, Siêu Cup nước Anh họ đều đã giành được. Chelsea cũng đã tận hưởng hương vị của trận chung kết Champions League, điều họ không bao giờ dám mơ trước khi Abramovich đến.
Nhưng bất chấp tiền bạc rải như nước, Chelsea hiện tại đang đầy bất ổn ở cả đấu trường quốc nội lẫn Champions League. Triết lý chiến thắng của Chelsea-Abramovich luôn đi kèm với việc sa thải hàng loạt HLV. Theo thống kê, trước Villas-Boas, số tiền mà Abramovic bỏ ra để thuê và sa thải HLV lên đến 66 triệu bảng
Hiện tại Man City đang đi theo con đường tương tự như của Chelsea. Năm ngoái trong khi Chelsea chỉ lỗ có 67,7 triệu bảng thì con số này của Man City lên đến 194,8 triệu bảng. Với kiểu vung tiền bạt mạng như 2 đội bóng này, họ có rất ít cơ hội để đáp ứng được tiêu chí chỉ được lỗ tối đa 37,8 triệu bảng trong 3 năm như luật công bằng tài chính của UEFA sẽ áp dụng từ mùa giải tới.
Abramovich rải tiền như mưa nhưng họ không thể có được thành công lớn như Man United, đội bóng cũng có ông chủ là một nhà tài phiệt - nhà Glazer người Mỹ. Trong giai đoạn từ 2003-2011 Man United đã chi ra 1.196.032.000 bảng để mua sắm và trả lương cho cầu thủ. Đổi lại, họ có 4 danh hiệu Premier League, cúp FA, Carling, Siêu Cup và danh hiệu mà Abraomovich mong muốn sở hữu hơn tất thảy: Champions League vào năm 2008. Trong khoảng thời gian này, Man United không tốn 1 xu cho việc sa thải HLV, bởi đơn giản họ chỉ 1 HLV duy nhất là Alex Ferguson.
Abramovich yêu Chelsea nhưng ông lại là kẻ sống sót duy nhất trong vở opera có trị giá 2 tỷ USD. Tình cảnh hiện giờ của Chelsea không tốt hơn so với 9 năm trước đây. Pep Guardiola và mới đây là Jose Mourinho đã từ chối thẳng thừng việc sẽ dẫn dắt Chelsea, nơi mà Filipe Scolari xem là “địa ngục” của các HLV. Abramovich vẫn đang tìm tương lai cho đội bóng nhưng chắc chắc nó sẽ không phải là màu hồng.
- Thời điểm không khí lạnh mạnh nhất của mùa đông năm nay diễn ra khi nào?
- Soi profile của Hoa hậu Thanh Thủy - Miss International 2024: Học thức đỉnh cao, tài sắc vẹn toàn
- Lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
- Trùm giang hồ 'Bình Kiểm' lên kế hoạch bắt cóc ca sĩ, người mẫu
- 5 cái tên bị luật cấm đặt khai sinh ở Việt Nam, đó là tên nào?
- Tại sao vàng giảm giá khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?
- Tỉnh nào có tuổi thọ thấp nhất Việt Nam?
- Vụ rơi máy bay quân sự tại Bình Định: 2 phi công thoát nạn thế nào?