Robot thăm dò Philae được phóng đi từ tàu vũ trụ Rosetta của Cơ quan Không gian châu Âu (ESA) đã đáp xuống bề mặt sao chổi 67P/Churyumov-Gerasimenko vào rạng sáng 13/11.
Robot Philae đáp xuống bề mặt sao chổi thành công |
Theo đài BBC, tàu Rosetta đã bay hơn 6,4 tỉ km trong 10 năm để tiếp cận bề mặt sao chổi 67P/Churyumov-Gerasimenko. Sau khi tách ra từ tàu Rosetta, robot Philae - với kích thước bằng một chiếc máy giặt - đã mất 7 giờ để tới được bề mặt sao chổi. Tuy nhiên, ngay trong lần hạ cánh đầu tiên, Philae không đáp xuống đúng vị trí dự kiến và không bật được mỏ neo khiến nó bị nảy lên cao gần 1 km so với bề mặt tiếp xúc. Các kỹ sư của ESA tiếp tục lo ngại khi Philae thất bại trong lần hạ cánh thứ hai. Tới lần thứ ba, Philae đã bám trụ thành công vào bề mặt sao chổi và bắt đầu truyền tải hình ảnh xung quanh về trạm chỉ huy.
Tổng Giám đốc ESA Jean Jacques Dordain nhận định đây là một thành tựu lịch sử, đánh dấu một bước tiến vĩ đại của nhân loại. Trong những ngày sắp tới, robot Philae sẽ di chuyển và khoan vào bề mặt sao chổi, lấy mẫu bụi và đá cổ để phân tích. Trong khi đó, tàu Rosetta vẫn bay quanh quỹ đạo sao chổi và tiếp nhận số liệu từ trên cao. Các nhà khoa học hy vọng sẽ có thêm hiểu biết về hệ mặt trời cũng như nguồn gốc của sự sống và vũ trụ.
Clip đang được xem nhiều nhất: Nhóm thanh niên ngăn cô gái nhảy cầu
- Thời điểm không khí lạnh mạnh nhất của mùa đông năm nay diễn ra khi nào?
- Soi profile của Hoa hậu Thanh Thủy - Miss International 2024: Học thức đỉnh cao, tài sắc vẹn toàn
- Lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
- Trùm giang hồ 'Bình Kiểm' lên kế hoạch bắt cóc ca sĩ, người mẫu
- 5 cái tên bị luật cấm đặt khai sinh ở Việt Nam, đó là tên nào?
- Tại sao vàng giảm giá khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?
- Tỉnh nào có tuổi thọ thấp nhất Việt Nam?
- Vụ rơi máy bay quân sự tại Bình Định: 2 phi công thoát nạn thế nào?